Karl Sperber, 78 tuổi, là một người đàn ông đã nghỉ hưu và hiện đang sinh sống tại thị trấn Burgebrach, gần với khu vực Bamber, bang Bavaria (Bayern), Đức.
Ông cũng sống một cuộc sống bình thường như bao người khác, tuy nhiên, có một điều đặc biệt ở người đàn ông cao tuổi này đã khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi, đó là niềm đam mê lắp ghép mô hình các tòa nhà từ thời niên thiếu và hiện giờ, ông đã tạonên được hẳn một thành phố mini siêu chi tiết chỉ bằng những vật dụng rất đơn giản mà không ai có thể ngờ tới.
Cụ thể, ông Sperber đã bắt đầu lắp "thành phố Sperber" kể từ khi ông 13 tuổi, cho đến nay, tức 65 năm, ông đã xây dựng được một khu đô thị phức hợp với hơn 4.000 căn nhà tí hon. Được biết, thành phố của ông lấy nguồn cảm hứng từ những đô thị khổng lồtrên thế giới, như Frankfurt, New York hay Chicago, với tỉ lệ 1:500.
Trước kia, Sperber từng làm việc trong ngành nội thất, vì vậy ông cũng tích lũy được một số kinh nghiệp về lắp ghép các mô hình. Vật liệu mà ông sử dụng bao gồm bìa cứng, hộp giấy nhưng vẫn tạo nên được cả những tòa nhà chọc trời mini với chi phí"gia công" rất thấp.
Bao trùm diện tích 40m2, một phần trong bộ sưu tập của ông đang được trưng bày tại một cửa hàng nội thất trong thị trấn. Sperber cho biết, do diện tích hạn hẹp nên còn rất nhiều thứ mà ông không thể đem ra để mọi người chiêm ngưỡng.
Chia sẻ với truyền thông, ông Sperber nói: "Một vài người bạn của tôi nghĩ rằng tôi không bình thường". Thế nhưng với niềm đam mê, ông cũng cho rằng chính việc này đã giúp ông có được những khoảng bình yên trong cuộc sống, dù ở bất kỳ độ tuổi này.
Thông thường, ông sẽ dùng khoảng 3 tiếng mỗi ngày để lắp ráp, những dụng cụ của ông dùng cũng rất đơn giản, bao gồm thước kẻ, bút chì, keo dính và bìa cứng. Tuy nhiên những mô hình ông dựng lên vẫn khá kiên cố và đã tồn tại hơn 60 năm qua. Tòa nhàcao nhất mà Sperber xây được cao 70 cm với 90 tầng.
Sperber cũng cho biết, thông thường ông sẽ xây được khoảng 100 căn nhà mỗi năm, thời gian dựng mô hình còn tùy thuộc vào kiểu dáng, loại nhà ở và thiết kế kiến trúc của nó. VÍ dụ như những căn nhà hiện đại thì có thể dựng hình tương đối nhanh chóng,nhưng những căn nhà cổ kính thì sẽ tốn nhiều thời gian hơn vì có nhiều chi tiết hơn.
Mặc dù tạo dựng được cả một thành phố hoàn chỉnh và đẹp đến ngỡ ngàng, thế nhưng thật bất ngờ, Sperber chưa bao giờ được đặt chân đến Chicago hay New York, những thành phố lớn nào làm nguồn cảm hứng cho công trình của ông. Lý do vì ông không thíchđi máy bay.
Cuối cùng, Sperber nói: "Tôi vẫn còn đầy ý tưởng về những thứ tôi muốn làm... Nếu tôi có một căn phòng 100m2, tôi có thể làm nên nhiều điều khác biệt nữa".
Dưới đây là một vài hình ảnh khác về công trình nghệ thuật khổng lồ của ông:
Theo GenK