Tuần qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phối hợp Công an TP.HCM đã kiểm tra, khám xét và bắt chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện - người tự xưng là sếp 'cùi bắp' - và giám đốc Nguyễn Thái Lĩnh.

Theo điều tra, Nguyễn Thái Lĩnh và đồng phạm đã thành lập Công ty cổ phần địa ốc Alibaba và các công ty thành viên, tự vẽ các dự án không có thật tại một số tỉnh phía Nam chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép... sau đó huy động tiền của hàng nghìn khách hàng để chiếm đoạt.

Cái tên địa ốc Alibaba nổi như cồn trong thời gian gần đây. Cơ quan chức năng liên tục cảnh báo về hoạt động rủi ro của đơn vị này. Hồi giữa tháng 8, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an làm rõ vi phạm của Công ty địa ốc Alibaba ở các tỉnh thành phía Nam và có biện pháp xử lý nghiêm.

{keywords}
Bắt ông chủ địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện

Alibaba tự giới thiệu là tập đoàn kinh doanh địa ốc có vốn điều lệ 5.600 tỷ đồng với hơn 2.500 nhân viên, 48 dự án,... Định hướng đến năm 2023, tập đoàn này sẽ tạo nên các khu đô thị mang đẳng cấp quốc tế.

Bất động sản luôn được đánh giá là ngành có nhiều lợi nhuận, chính vì thế đánh vào lòng tham của người mua, không ít sếp lớn đã vẽ dự án sau đó tạo thị trường và bán công khai. Gần đây nhất tại Đà Nẵng, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP. Đà Nẵng sau khi xác minh, điều tra đã ra quyết định khởi tố Nguyễn Thị Bích Thuận về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Mặc dù không được UBND TP. Đà Nẵng giao chủ trương đầu tư dự án tại khu vực đường Đô Đốc Lân (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) nhưng Thuận đã chỉ đạo nhân viên vẽ ra dự án ma mang tên: dự án “Khu dân cư Nam Cẩm Lệ”.

Trong đó, công ty của Thuận đã lập sơ đồ chi tiết giả, thực hiện việc phân lô với các diện tích khác nhau, từ 80-120 m2/lô, và giới thiệu dự án đến khách hàng. Cơ quan công an xác định, thông qua đơn vị môi giới, Thuận đã nhận tiền cọc 121 lô đất mặt tiền đường Đô Đốc Lân của khách hàng.

Cơ quan chức năng trước đó đã thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam đối với bà Ngô Thị Minh Phượng (55 tuổi), chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc An Khang. Từ cuối năm 2010 đến cuối 2013, Công ty CP địa ốc An Khang đã ký 316 hợp đồng huy động vốn trái quy định pháp luật, chiếm hưởng trái phép hơn 410 tỉ đồng. Theo hợp đồng, sau 24 tháng, công ty phải giao đất nền cho khách hàng nhưng công ty không thực hiện.

Theo kết quả điều tra ban đầu, với chức danh chủ tịch HĐQT công ty này, bà Phượng đã chỉ đạo nhân viên, cấp dưới huy động và sử dụng vốn trái phép, có dấu hiệu lừa đảo khách hàng mua đất. Số tiền vốn Công ty An Khang huy động lên đến 390 tỉ đồng.

Hay như vụ việc ông Hà Văn Sơn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Việt Nam (VN Land), đã bị bắt để điều tra về việc cho thuê nhà “ảo” và một số hành vi cố ý làm trái gây thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Chi cả tiền tỷ làm... phim

Không chỉ ở vai trò đơn vị môi giới, nhiều sếp lớn địa ốc được giao dự án cũng đã vướng vào lao lý. Không chỉ dùng số tiền huy động từ người mua để chạy dự án, mà họ còn tiêu xài vào nhiều mục đích khác nhau.

Bà Châu Thị Thu Nga đã bị xét xử về lừa đảo chiếm đoạt 348 tỷ đồng của khoảng 700 khách hàng. Theo cáo trạng, bà Nga chi hơn 80 tỷ cho mục đích cá nhân gia đình và hoạt động của Housing Group như: góp vốn cho công ty cổ phần đầu tư Bất động sản Á Châu; mua cổ phần của nhiều công ty...

{keywords}
Bà Nga chi tiều vào nhiều mục đích khác nhau

Trong số tiền chi cho mục đích cá nhân, bà Nga chi hơn 8 tỷ hợp tác với Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất phim, chi hơn 430 triệu hợp tác với Hãng phim Hội điện ảnh Việt Nam làm bộ phim Ảo vọng và chi 260 triệu hợp tác với hãng phim Thời đại sản xuất clip hài Khôn ngoan không lại với trời.

Công an tỉnh Bạc Liêu cũng đã tiến hành khám xét, bắt giam ông Nguyễn Việt Trung, 35 tuổi, ngụ phường 5, TP. Bạc Liêu. Ông này là Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phúc, đơn vị thực hiện dự án đầu tư khu dân cư Nọc Nạng ở thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

Năm 2011, ông Trung được tỉnh chấp nhận cho đầu tư dự án khu dân sư Nọc Nạng, quy mô khoảng 11 ha đất vàng ngay trung tâm đô thị lớn nhất của huyện Giá Rai lúc bấy giờ (nay là thị xã Giá Rai).

Năm 2012, ông triển khai thực hiện dự án với nhiều tai tiếng như không đủ năng lực, nợ tiền sử dụng đất, bóp nhỏ nền để nhiều nền hơn, xây dựng hạ tầng ì ạch. Các năm sau đó, ông bị dư luận chỉ trích, người dân tố cáo việc "biến hóa" đất, một nền bán cho nhiều người và bán rồi không giao được nền, sổ đỏ cho dân... Ngoài ra, đến khu đất của Chi cục thống kê thị xã Giá Rai cũng từng bị ông Trung mang cầm cố.

Bảo Anh