-  Năm 2002, em đăng ký kết hôn với chồng là Nguyễn Văn A nhưng giờ chồng em đổi tên đệm thành Nguyễn Đức A thì thủ tục ly hôn em cần những giấy tờ gì?

TIN BÀI KHÁC

Em có 2 cháu. Một cháu sinh năm 2003 và một cháu sinh năm 2011. Em hiện tại làm văn phòng ở trường đại học còn chồng em hiện tại không đi làm. Vậy em cần những thủ tục gì để được nuôi con?

Em đăng ký kết hôn với chồng tại Hà Nội, nhưng quê em ở Vĩnh Phúc thì em có thể nộp đơn ly hôn ở Vĩnh Phúc có được không?

{keywords}
(ảnh minh họa)

Luật sư tư vấn:

Việc chồng bạn đổi tên lót không ảnh hưởng đến việc ly hôn và thủ tục ly hôn. Theo đó, kèm theo hồ sơ ly hôn, bạn cần gửi kèm giấy tờ thay đổi họ tên của chồng bạn cho tòa án.

Căn cứ Khoản 2 – Điều 92 – Luật HN&GĐ, Căn cứ điểm D – Mục 11 – NQ 02/2000/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Luật HN&GĐ thì;

Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.”

Vì vậy, tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con, như điều kiện chổ ở, học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại… để quyết định giao con cho vợ hay chồng trực tiếp nuôi dưỡng. Trường hợp của bạn, cháu dưới 3 tuổi sẽ ưu tiên cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, còn cháu lớn sinh năm 2003 sẽ hỏi ý kiến của bé muốn ở với ai, từ đó toà án xem xét giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng. Như vậy, bạn cần chứng minh bạn có điều kiện tốt hơn, đảm bảo cho sự phát triển mọi mặt của con để giành được quyền nuôi con.

Về thẩm quyền của tòa án, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 xác định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án như sau:

“a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.”

Như vậy, nếu bạn muốn ly hôn thì trước hết bạn phải gửi đơn ly hôn đến Tòa án cấp huyện, nơi chồng bạn hiện đang cư trú. Nếu bạn không biết cụ thể nơi cư trú, làm việc của chồng bạn thì bạn có thể gửi đơn đến Tòa án nơi chồng của bạn cư trú, trụ sở nơi làm việc cuối cùng.

Tư vấn bởi Luật sư Nguyễn Kiều Hưng - Hãng Luật Giải Phóng

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).