- Phát biểu tại buổi họp ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TƯ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An phải cấm biển từ chiều nay và sơ tán dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm trước 9h sáng mai (30/9).
3 cơn bão liên tiếp: Hiện tượng hiếm gặp
Ông
Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc TT dự báo khí tượng thủy văn Trung
ương cho biết đây là hiện tượng hiếm gặp. Trước đây, 1 tuần 1 cơn đã
được gọi là “dồn dập”, nhưng nay 1 tuần có đến 2 cơn (và sắp có thêm cơn
nữa).
Bão giật cấp 15, hướng thẳng Quảng Ninh-Nam Định
Hồi
4 giờ ngày 29/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,9 độ
Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định khoảng 700km về
phía Đông Đông Nam.
Bão cấp 12 vào Quảng Ninh - Thái Bình
Hiện nay bão số 5 mạnh cấp 12, 13, giật cấp 14, 15 đang di chuyển nhanh về phía bờ biển nước ta. Khoảng trưa, chiều ngày 30/9 bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển và đổ bộ vào đất liền.
|
Cho học sinh nghỉ học từ chiều nay (29/9)
Dự kiến nửa đêm nay bão số 5 sẽ vào vịnh Bắc bộ, vẫn duy trì cường độ cấp 12. Đến trưa mai (30/9), bão sẽ đổ bộ vào bờ. Khoảng 18-19g ngày 30/9, tâm bão sẽ đi sâu vào đất liền. Đêm nay, từ Quảng Ninh đến Nghệ An gió sẽ bắt đầu mạnh cấp 6-7, sau đó tăng dần lên.
Đêm nay bão số 5 sẽ vào vinh Bắc Bộ, ảnh hưởng đến đất liền. Trưa mai bão đổ bộ vào bờ biển, chiều tối tâm bão sẽ đi sâu vào đất liền. Sáng 1/10 sức gió mới giảm (Ảnh: NCHMF) |
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc TT dự báo khí tượng thủy văn TW cho biết cơn bão này không chỉ gây ảnh hưởng mạnh trên biển mà còn đi sâu vào đất liền, gây mưa lớn, gió mạnh (Thủ đô Hà Nội dự báo sẽ mưa lớn từ 100-200mm, nhiều nơi sẽ ngập nặng nếu không thoát nước kịp).
Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo các địa phương cần theo dõi tình hình thực tế để đưa ra quyết định cho học sinh nghỉ học ngay trong chiều 29/9 (đặc biệt lưu ý các vùng trọng tâm từ Quảng Ninh vào Nghệ An và khu vực miền núi phía Bắc).
Phó Thủ tướng cũng đã cử 4 đoàn công tác đi đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thái Bình, Nam Định để trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo phòng chống bão lũ. Phó Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục kiểm đếm tàu thuyền và công tác này phải xong trong chiều tối nay.
Hiện nay, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã thông báo kêu gọi được 39.706 tàu, thuyền/179.398 lao động và 3.006 lồng bè, lều chòi nuôi trồng thuỷ sản/5.694 lao động. Miền Bắc đã thu hoạch 120.000/160.000 ha lúa hè thu, nhưng còn gần 1, 2 triệu ha lúa vụ mùa đang xanh. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch xong lúa hè thu và cũng còn 236.000 ha vụ mùa.
Thủ tướng chỉ đạo công tác đối phó lũ ở ĐBSCL
Hôm nay (29/9), Thủ tướng Chính phủ có Công điện khẩn yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai ngay các biện pháp ứng phó với tình hình lũ lụt đang xảy ra nghiêm trọng.
Công điện khẩn của Thủ tướng chỉ đạo ứng phó với tình hình lũ lụt đã được gửi tới 8 địa phương gồm: An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, các địa phương này cần triển khai rà soát các khu dân cư, trường học ven sông, ven kênh rạch, các khu vực ngập lụt để chủ động sơ tán, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập sâu, đảm bảo an toàn tính mạng.
Huy động lực lượng tranh thủ thu hoạch các trà lúa đã chín theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng" để hạn chế thiệt hại; chủ động cho học sinh tại các vùng ngập sâu nghỉ học, tổ chức các điểm trông giữ trẻ tập trung và có phương án đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, kiểm tra các tuyến bờ bao, đê bao, chủ động tạm ứng ngân sách, huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để tập trung bảo vệ các tuyến đê trọng điểm; sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn cho dân cư trong trường hợp các tuyến bờ bao, đê bao bị tràn, vỡ, đồng thời, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn người, phương tiện đi lại qua các khu vực bị ngập sâu, khu vực nước chảy xiết để đảm bảo an toàn.
Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương vừa cho biết, tại đồng bằng sông Cửu Long, nước lũ dâng cao đã gây vỡ một số tuyến bờ bao: bờ bắc kênh Đồng Tân dài 35m; đê Đông K8, dài 20m; đê Bắc kênh Trà Kiết dài 20m làm ngập lúa vụ 3 với tổng diện tích 2.700ha. Riêng Đồng Tháp, triều cường và lũ thượng nguồn đổ về gây ngập úng nhiều đoạn bờ bao vườn cây, ao hầm nuôi thủy sản ở khu vực phía Nam tỉnh. Nước lũ đã tràn qua 1 đoạn quốc lộ 30, làm sụp mố cầu Trà Sư trên tuyến tỉnh lộ 481.
Hiện đã có 3 người chết vì lũ ở ĐBSCL.
Bão số 5 đang tiến gần vịnh Bắc Bộ, nước biển dâng cao 2-4m Hồi 16 giờ ngày 29/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định khoảng 400km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km, đi vào vịnh Bắc Bộ sau đó đổ bộ lên đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình. Đến 16 giờ ngày 30/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12. Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km, đi vào đất liền và suy yếu nhanh thành một vùng áp thấp. Đến 4 giờ ngày 01/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 104,1 độ Kinh Đông trên khu vực phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ). Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh mạnh ở phía Bắc nên ngay từ đêm nay (29/9) vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12; các tỉnh phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao từ 2 - 4 mét. Từ ngày mai (30/9) ở các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng. Hà Nội sẽ mưa lớn và đón không khí lạnh Từ đêm nay, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc sẽ có mưa, có nơi mưa lớn. Ngoài ra toàn miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh tăng cường (đêm 30/9 sẽ tràn xuống miền Bắc). Hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh khiến mưa sẽ lớn hơn.
Cẩm Quyên