Cùng với Ellen Johnson Sirleaf và Tawakkul Karman, Giải Nobel Hòa bình năm 2011 đã được trao cho Leymah Gbowee (39 tuổi), người từng vận động đông đảo phụ nữ thuộc các tôn giáo và dân tộc khác nhau tại Liberia tham gia kêu gọi chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 14 năm tại đất nước này.

TIN BÀI KHÁC:

Leymah Gbowee
Nếu không có những người phụ nữ tập trung tại Monrovia, thủ đô Liberia cầu nguyện và phản kháng, nhiều người tin rằng cuộc nội chiến kéo dài 13 năm khiến khoảng 250.000 thiệt mạng tại đất nước này sẽ không thể kết thúc vào năm 2003.

"Đó không phải là một câu chuyện chiến tranh truyền thống", Gbowee (39 tuổi) viết trong cuốn tự truyện của mình như vậy.

Năm Gbowee 17 tuổi (1989), cuộc nội chiến thứ nhất nổ ra khi lãnh chúa Charles Taylor dẫn đầu một cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Samuel Doe. Sau khi ra trường, cô đã chọn học ngành y và cuộc đời của cô đã rẽ sang một ngả mới.

Sau khi Taylor trở thành tổng thống vào năm 1997 và các cuộc xung đột tàn bạo diễn ra triền miên, Gbowee nhận ra rằng cần phải kêu gọi phụ nữ đứng lên để giành lại hòa bình.

Bất chấp nắng, mưa và tiếng nổ rền vang của súng ống và bom đạn, những người phụ nữ Liberia đã cầu nguyện và yêu cầu chấm dứt các cuộc xung đột giữa cựu Tổng thống Charles Taylor và lực lượng nổi dậy.

"Phải mất 3 năm để thức tỉnh được cộng đồng, những cuộc biểu tình ngồi và không bạo lực đã được dàn xếp bởi những người phụ nữ. Sau đó, chúng tôi lại mở cuộc đình công sex. Năm 2002, những người phụ nữ Công giáo vào Hồi giáo tại Liberia đã từ chối quan hệ với chồng mình cho tới khi họ chấm dứt các cuộc xung đột"- Gbowee viết trên tạp chí Newsweek.

Cuộc biểu tình ngồi vì hòa bình của phụ nữ Liberia dưới sự lãnh đạo của Gbowee
Chiến dịch của cô kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức, đối thoại giữa chính phủ và lực lượng nổi dậy cũng như triển khai một lực lượng can thiệp cùng lúc khi một số các cuộc thỏa thuận hòa bình đã thất bại.

Vào năm 2003, dưới sự lãnh đạo của Gbowee, một nhóm người đã ép Tổng thống Taylor phải đồng ý tham dự cuộc đối thoại hòa bình tại Ghana.

Khi mọi cuộc đàm phán đều không đi tới đâu và một quả bom phát nổ tại đại sứ quán Mỹ ở Monrovia, những người phụ nữ nhận ra rằng họ phải làm điều gì đó thật ấn tượng.

Như trong bộ phim tài liệu "Cầu nguyện để ác quỷ quay lại địa ngục", khoảng 200 phụ nữ đã bị các phe phái tham chiến đưa ra khỏi căn phòng nơi đang diễn ra cuộc đàm phán hòa bình.

Lực lượng an ninh cố găng để bắt Gbowee vì tội cản trở công lý, tuy nhiên cô đã không hề rút lui mà còn đe dọa cởi quần trước đám đông để phản đối việc cảnh sát cưỡng chế chị em. Đối với người dân Tây Phi, hành động cởi bỏ quần áo của phụ nữ đồng nghĩa với sự nguyền rủa.

Hai tuần sau, những người đàn ông quay lại đàm phán, các điều khoản của hiệp ước hòa bình Accra đã được công bố, Tổng thống Charles Taylor buộc phải rời khỏi đất nước và Liên hiệp quốc sẽ đứng ra thành lập một chính phủ liên hiệp lâm thời.

Tiếp đó, Gbowee đã vận động chị em bỏ phiếu cho Ellen Sirleaf - Bộ trưởng Bộ Thương mại trong chính phủ cũ trở thành nữ Tổng thống đầu tiên tại châu Phi.

Có kinh nghiệm trong việc vận động xã hội, Gbowee tiếp tục làm việc như một nhân viên tư vấn chấn thương, cô gặp gỡ và nói chuyện với những chiến binh trẻ em trong quân đội của cựu Tổng thống Taylor.

Cô cũng là người sáng lập và giữ chức giám đốc điều hành của Mạng lưới an ninh, hòa bình, phụ nữ châu Phi (WIPSEN-A) có trụ sở tại Ghana, nơi cô đang sống với 6 người con.

Gbowee được giải thưởng Dải ruy băng xanh vì hòa bình do trường Harvard's Kennedy trao tặng. Cô cũng là người chiến thắng giải Quyền phụ nữ Gruber 2009, một giải thưởng vinh danh các cá nhân đem lại sự tiến bộ đáng kể trong việc tìm kiếm hòa bình và bình đẳng giới ở châu Phi.

Sầm Hoa (Theo Telegraph)