A. Khai Quốc Tự
Đáp án chính xác là A - Khai Quốc Tự. Đúng ngày nguyên đán năm Giáp Tý, tháng 2 (năm 545) Lý Bí lập nước Vạn Xuân, tự xưng là Lý Nam Đế, chỉ tồn tại có 5 tháng trong lịch sử. Muốn thoát ly ảnh hưởng của Nho học, vua đã cho xây chùa An Tri (vốn là tre nứa) thành "Khai Quốc Tự" để mở đầu cho nền quân chủ Phật giáo nay vẫn sừng sững soi bóng bên Hồ Tây, gọi là chùa Trấn Quốc.
B. Chiêu Thiền Tự
C. Thần Quang Tự
A. Đình So
B. Đình Chàng
C. Đình Chèm
Đáp án chính xác là C - Đình Chèm. Đình Chèm thuộc làng Chèm, xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội, là ngôi đình cổ nhất Việt Nam, có niên đại cách đây hơn 2.000 năm. Đình thờ đức Thánh làng Chèm, tức Lý Thân (còn gọi là Lý Ông Trọng hay Đức Thánh Chèm). Năm 1990, Đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
A. Chùa Mật
Đáp án chính xác là A - Chùa Mật: Chùa Một Cột hay còn gọi là chùa Mật, chùa Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài được vua Lý Thái Tông cho khởi công vào năm 1049. Đây là công trình có kiến trúc độc đáo, được xem là một trong những biểu tượng của Thăng Long - Hà Nội.
B. Chùa Nôm
C. Chùa Tổ
A. 1
B. 3
Đáp án chính xác là B - 3. Đó là: 1. Tú thị đình (đình chợ thêu), ở số 2A, ngõ Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm. Những thợ thêu đến lập nghiệp đầu tiên ở Thăng Long là dân làng Quất Động, nay là một thôn của xã Hồng Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội. Để thờ tổ nghề và cũng làm nơi sinh hoạt cộng đồng người làng ra ngụ cư đất kinh thành, họ mua đất thờ Tổ sư nghề thêu ở thôn Yên Thái. 2. Quyến yếm thị đình (đình chợ bán yếm lụa), chính là đình Đồng Lạc 38 Hàng Đào, nay Ban Quản lý khu phố cổ Hà Nội đóng. Đình chợ bán yếm lụa do Hiệu chủ Nguyễn Công Trung và vợ là Nguyễn Thị Từ Thiết xây dựng đời Lê, quy mô rộng rãi. 3. Xuân phiến thị đình (đình chợ quạt mùa xuân), ở số 4, phố Hàng Quạt, nơi thờ tổ nghề họ Đào của dân làng Đào Xá, tên Nôm là Đầu Quạt, ở huyện Ân Thi, Hưng Yên ra đây hành nghề làm quạt.
C. 5
A. Đúng
B. Sai
Đáp án chính xác là B - Sai: Phố Hàng Thiếc bắt đầu từ phố Thuốc Bắc đến phố Hàng Nón dài vẻn vẹn 136m. Dân trong phố là những người làng Đan Hội (Đan Phượng, Khương Trung, Khương Hạ (Thanh Xuân), Nguyên Bì (Thường Tín), Phú Thứ, Canh Diễn (Từ Liêm) đến đây lập nghiệp bằng nghề đúc thiếc. Ông tổ của phố nghề này là người họ Đỗ quê Đan Hội (Đan Phượng). Nhớ ơn ông người dân Yên Nội lập đình thờ ông ở số nhà 2 phố Hàng Nón tên gọi: Đình Đông Thổ (đất ở phía Đông của làng) Hàng Nón và Hàng Thiếc trước kia cùng một làng Yên Nội.
A. Dao kéo
B. Bàn ghế, tủ thờ
C. Quan tài
Đáp án chính xác là C - Quan tài. Chữ “sũ”, tiếng Việt cổ, nghĩa là áo quan. Thợ sũ ở phố này thờ ông tổ nghề mộc và nghề rèn, bởi những người thợ sũ đều xuất thân từ nghề mộc và nghề rèn. Dân phường Hàng Sũ phần lớn gốc từ làng Liễu Viên, Phương Dực (Thường Tín, Hà Tây) đến thành Thăng Long lập nghiệp cách đây hơn 200 năm. Tuy nhiên, nghề hàng sũ trên phố này từ lâu đã biến mất, chỉ còn lại tên gọi mà thôi.
Ngân Anh
Ai nộp giấy trắng vẫn đỗ tiến sĩ?
Không làm bài thi nhưng nhờ tấm lòng lương thiện, có công hộ giá nên người này vẫn được chấm đỗ tiến sĩ, lưu tên bảng vàng.