Hội thảo được kết nối trực tuyến với Cục Thống kê 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cho biết, quy trình biên soạn tổng sản phẩm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Đề án 715 trong 5 năm giai đoạn 2015-2020 đã trải qua 2 năm thí điểm là năm 2015, 2016 và chính thức được thực hiện từ năm 2017.

Vviệc đánh giá thực hiện biên soạn chỉ tiêu GDP rất được quan tâm ở cả cấp địa phương và Trung ương. Do đó, trên cơ sở báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương sau 5 năm triển khai, Tổng cục Thống kê sẽ tổ chức thực hiện tổng kết Đề án 715.

{keywords}
Chuẩn bị Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Đề án 715

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến đã được nghe trình bày dự thảo Báo cáo Tổng kết thực hiện Đề án 715, với các nội dung chủ yếu: Tình hình triển khai thực hiện Đề án, kết quả thực hiện trong 5 năm giai đoạn 2015-2020, những hạn chế và bất cập trong quá trình thực hiện, qua đó đề ra phương hướng thực hiện Đề án trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các ý kiến đóng góp tập trung vào vấn đề lựa chọn kỳ công bố, thời điểm công bố, việc tính toán GRDP quý chỉ nên áp dụng tại các tỉnh, thành phố lớn, kiến nghị cập nhật thông tin kịp thời, thực hiện các cuộc nghiên cứu định kỳ, chia sẻ thông tin, số liệu giữa các Cục Thống kê địa phương, đổi mới phương án các cuộc điều tra, bổ sung kết quả thực hiện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong sử dụng nguồn thông tin, bổ sung các căn cứ pháp lý để tiếp tục thực hiện Đề án 715 …

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp, Tổng cục Thống kê sẽ sớm hoàn thiện Báo cáo Tổng kết thực hiện Đề án 715/QĐ-TTg về Đổi mới quy trình biên soạn tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để duyệt và trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Hoàng Đức