Gần như toàn bộ các cổ phiếu chủ chốt trên 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội giảm sàn với dư mua trống trơn khiến VN-Index mất 34 điểm (-6,1%), còn HNX-Index mất 6,6% trong phiên giao dịch cuối giờ sáng 8/5.

Tâm lý hoảng loạn

Tính riêng trong phiên giao dịch sáng 8/5, với vốn hóa hiện tại khoảng 1,1 triệu tỷ đồng, TTCK đã bốc hơi hơn 3 tỷ USD. Nếu tính từ đầu tháng 5 cho tới nay, VN-Index đã mất 9% còn HNX-Index mất 8%. Thị trường mất tổng cộng hơn 4,4 tỷ USD, cao hơn so với đợt sụt giảm 3 ngày liên tiếp hồi cuối tháng 8/2012 khi bầu Kiên bị bắt (mất 4 tỷ USD).

Gần như toàn bộ các cổ phiếu chủ chốt trên 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội giảm sàn với dư mua trống trơn khiến VN-Index mất 34 điểm (-6,1%), còn HNX-Index mất 6,6% trong phiên giao dịch cuối giờ sáng 8/5.

Chỉ số HNX30-Index đo lường biến động của 30 cổ phiếu lớn và có thanh khoản tốt nhất trên sàn chứng khoán Hà Nội thậm chí giảm tới 8,55%.

Trên sàn TP.HCM các mã lớn như Bảo Việt (BVH), Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Ma San (MSN), Ocean Group (OGC), Hòa Phát (HPG), Vingroup (VIC), Hoa Sen (HSG), Eximbank (EIB)... đều giảm sàn hoặc xuống sát giá sàn. 

{keywords}
Sàn chứng khoán một màu đỏ lo ngại.

Tâm lý hoảng loạn đã khá rõ từ ngày đầu phiên và ngày càng tăng cao dẫn tới tình trạng đua nhau bán cổ phiếu bằng mọi giá. Sức cầu “không thấm vào đâu” so với lực bán đã khiến càng về cuối buổi sáng giá cổ phiếu càng giảm mạnh.

Gần như toàn bộ các cổ phiếu trên 2 sàn đều mất giá trong đó phần lớn giảm sàn trong bối cảnh TTCK đã tăng điểm khá nhiều từ đầu năm cho tới nay với kỳ vọng đặt vào sự phục hồi của cộng đồng DN. Hàng loạt đại hội cổ đông của các DN diễn ra cho thấy tình hình kinh doanh đang dần được cải thiện.

Tuy nhiên, thời kỳ “Sell in May” đã đến, thông tin tốt rất thiếu vắng trong khi các thông tin xấu đến với thị trường dồn dập.

Nhiều NĐT tỏ ra khá căng thẳng với các diễn biến thời sự đang diễn ra khiến tâm lý đầu tưlo ngại không dám bùng tiền, ôm hàng.

Lo ngại còn nằm ở chỗ lượng cổ phiếu được đưa lên sàn, được cổ phần hóa, thoái vốn tăng vọt trong thời gian gần đây và theo kế hoạch còn tiếp diễn trong cả năm 2014, kéo dài sang năm sau.

Trong khi đó, thực chất kết quả kinh doanh của nhiều DN vẫn đáng lo ngại. Hàng loạt các DN trong các lĩnh vực như bất động sản, vật liệu, vận tải, thủy sản và chứng khoán… thua lỗ trong quý I. Một số DN lớn báo cáo kết quả không ấn tượng trong quý đầu năm.

Áp lực bán tăng có lẽ còn cộng hưởng với việc bán do margin hoặc tránh margin... khiến TTCK rơi tự do một cách bất ngờ.

Không nên mất bình tĩnh

Trả lời VnEconomy, Chủ tịch Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) Nguyễn Duy Hưng cho rằng: "Có lẽ, các nhà đầu tư đã hoảng loạn quá mức cần thiết trước các thông tin về tranh chấp trên biển Đông. Cá nhân tôi cho rằng, các vấn đề trên biển Đông sẽ sớm kết thúc bằng các biện pháp hòa bình".

Trước sự hoảng loạn của nhà đầu tư, UBCKNN cũng ra thông cáo trấn an. UBCKNN lý giải, từ đầu năm tới nay, kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn đang ổn định và có chuyển biến tích cực; kết quả sản xuất kinh doanh sơ bộ quý I/2014 của các công ty niêm yết đều cho thấy khả quan hơn, tỷ lệ doanh nghiệp bị lỗ đã giảm; các tổ chức nước ngoài đều có đánh giá tích cực về sự phục hồi của kinh tế Việt Nam; dòng vốn đầu tư gián tiếp riêng quý I/2014 gần gấp 2 lần cả năm 2013, trong những ngày gần đây nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có xu thế mua ròng.

Và, mặc dù trong phiên giao dịch thị trường chứng khoán sáng ngày 8/5, các chỉ số chứng khoán có sự sụt giảm khá mạnh, song thanh khoản thị trường vẫn có sự cải thiện mạnh, một số quỹ đầu tư lớn vẫn tích cực mua vào.

"Phiên giao dịch sáng nay, thị trường đi xuống có thể do tác động về tâm lý từ thông tin về biển Đông. UBCKNN đề nghị nhà đầu tư cần bình tĩnh, thận trọng, tránh bị lợi dụng khiến ảnh hưởng tới quyết định đầu tư" - thông cáo viết.

Cơ quan này cho hay sẽ giám sát chặt chẽ các giao dịch bất thường và xử lý nghiêm các hành vi làm giá, thao túng thị trường.

Huấn Tú