|
Ngành giáo dục có lẽ cũng nhìn thấy điều này song khi làm có thể gặp những chồng
chéo hay việc điều chỉnh không được thống nhất. Khi nào tất cả các trường ĐH
ngoài công lập đồng loạt lên tiếng, Bộ khẳng định chất lượng SV trường họ tốt,
đạt tiêu chuẩn tôi nghĩ không có lý gì để nói không với các em |
Trong câu chuyện ngoài lề với phóng viên (mọi việc tỉnh giao quyền phát ngôn cho Sở Nội vụ) vị lãnh đạo (xin không nêu tên) cho biết:
"Nam Định là tỉnh đất học, dân trí cao. Mình không đưa ra cách làm như năm nay thì phụ huynh họ đã phản đối. Thêm nữa, thực tế hiện nay nguồn tuyển SV tốt nghiệp ĐH chính quy dài hạn dồi dào, dư sức tuyển đủ trên 100%”.
Vị lãnh đạo này cho biết thêm, chủ trương không tuyển tại chức, dân lập đã được nhiều đơn vị hành chính trên địa bàn áp dụng từ nhiều năm nay.
"Và chúng tôi không bị áp lực gì hết. Bởi trong tuyển dụng viên chức, Nam Định vẫn tuyển mở rộng cả dân lập, tại chức vì lĩnh vực này cần nhiều người. Riêng lĩnh vực công chức nhà nước thì chúng tôi cương quyết không tuyển".
Là đơn vị nghiên cứu và đưa ra Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020, ông Phạm Ngọc Cường, Phó Giám đốc Sở thông báo:
“Do làm đánh giá thực trạng, dự báo chi tiết nguồn nhân lực của từng ngành cụ thể, nên trong cuộc họp giao ban 3 miền về vấn đề này, Nam Định được Thủ tướng Chính phủ khen.
Về cơ bản, hiện tỉnh thiếu nhiều lao động có trình độ kỹ thuật. Những năm tới, Nam Định tập trung kế hoạch để vực nền kinh tế-xã hội còn yếu kém lên, trong đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu bức xúc, việc làm hết sức quan trọng để tạo ra đột phá”.
Ông Cường cho biết thêm: Hiện trong 45 cán bộ đang làm việc tại Sở này, chỉ có 2 trường hợp học tại chức, số còn lại đều có trình độ từ ĐH trở lên.
|
Ông Phạm Ngọc Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư: "Do làm đánh giá
thực trạng, dự báo chi tiết nguồn nhân lực của từng ngành cụ thể, nên trong
cuộc họp giao ban 3 miền về vấn đề này, Nam Định được Thủ tướng Chính phủ khen". |
Ông Tiệp cho biết thêm, chủ trương "nói không" với hệ đào tạo này được nhiều đơn vị trên địa bàn thực hiện từ nhiều năm nay. Sau khi báo chí đưa tin, điện thoại của ông "nóng" hơn. Ngoài các cuộc điện trao đổi thông tin, ông cho biết, có lãnh đạo từ trung ương đã gọi điện động viên và khen...
Bà Phùng Thị Tuyết Lan, Trưởng phòng Kế hoạch lao động văn xã, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Nam Định thẳng thắn: “Không tuyển SV hệ dân lập, tại chức là việc làm cương quyết. Một số phản ánh rằng có vị này vị kia còn học dân lập, tại chức. Nhưng đó chỉ là số nhỏ do lịch sử để lại phải chấp nhận”.
Giáo dục có vấn đề?
Việc tỉnh "nói không" với dân lập, tại chức trong thi tuyển công chức năm 2011, theo bà Lan: “Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ chất lượng giáo dục của những hệ này có vấn đề. Đã lập ra dân lập, tại chức thì họ phải chấp nhận theo thị trường, đâu chỉ có tuyển vào hành chính Nhà nước”.
Bà Lan lấy ngay ví dụ của mình.
Bà có người thân học dân lập bằng giỏi, định xin cho ở lại trường làm giảng viên. Nhưng chờ chưa đến đợt tuyển nên bà xin cho cháu làm kế toán (đúng chuyên ngành) tạo một công ty xây dựng.
Điều khiến bà Lan ngạc nhiên khi hỏi đến một số chuyên ngành kế toán thì cháu đều lắc đầu không biết.
Hay mùa tuyển sinh năm 2011, trong khi thủ khoa các trường ĐH công toàn trên 20 điểm trở lên nhưng thủ khoa ĐH Hà Hoa Tiên (đóng tại Hà Nam) vừa qua thủ khoa chỉ hơn 12 điểm thì làm sao chúng tôi không so sánh, vẫn lời bà Lan.
"Do đó, theo các ý kiến góp ý cho chủ trương này thì các trường ĐH dân lập cũng cần thu bớt các lĩnh vực đào tạo lại, tập trung nâng cao chất lượng. Bộ GD-ĐT cũng cần xem xét việc có cần phải mở thêm nhiều trường ĐH, cho mở thêm nhiều ngành đào tạo không?" - bà bày tỏ.
Việc làm của Nam Định theo vị Phó GĐ Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh: “Chắc chắn còn những luồng ý kiến khác nhau. Nhưng đây là lời cảnh tỉnh cho các trường và cả phía Bộ GD-ĐT trong việc xem xét, đánh giá thực chất chất lượng đào tạo của các trường.
|
Sinh viên Trường ĐH Lương Thế Vinh - trường ĐH đóng trên địa bàn tỉnh Nam Định - sau giờ học |
Đồng ý với chủ trương xã hội hóa giáo dục nhưng theo bà Lan:
“Chúng ta giờ “mở” quá! Tôi lấy ví dụ như hệ tại chức, đúng ra phải là cán bộ đã công tác tại các đơn vị đi học. Không phải có anh chỉ học hết cấp III chưa đi làm nhưng cũng được học tại chức…”.
Việc cần làm, theo cách nói vui của bà Lan là “xin trả lại tên cho em”, đưa việc đào tạo tại chức về đúng với bản chất.
“Nếu các trường cứ mở nhiều như thế này, không có chuyển biến, đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo thì không chỉ có các đơn vị hành chính sự nghiệp rồi dần doanh nghiệp cũng không tuyển dụng SV hệ dân lập hoặc tại chức".
Ngành giáo dục có lẽ cũng nhìn thấy điều này song khi làm có thể gặp những chồng chéo hay việc điều chỉnh không được thống nhất. Khi nào tất cả các trường ĐH ngoài công lập đồng loạt lên tiếng, Bộ khẳng định chất lượng SV trường họ tốt, đạt tiêu chuẩn tôi nghĩ không có lý gì để nói không với các em”.
-
Kiều Oanh – Văn Chung
Những mục tiêu về nguồn nhân lực chủ chốt của Nam Định đến 2015
Kết luận số 15 của BCH Đảng bộ Tỉnh ủy Nam Định ngày 22/9/2011 căn cứ kết quả 4 năm thực hiện Nghị quyết 08 và yêu cầu thực tiễn, điều chỉnh, bổ sung một số mục tiêu thực hiện cụ thể đến năm 2015 trong đó có mục tiêu:
“Cán bộ lãnh đạo, quản lý (cấp trưởng và phó): Các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh: 30% đạt trình độ chuyên môn thạc sỹ, tiến sỹ (hiện là 22,8%); Cấp huyện: 15% trình độ thạc sỹ (hiện là 8,9%); Cấp xã : 25% có trình độ ĐH về chuyên môn (hiện là 19,1%)”.
Kết luận cũng nêu rõ: “Khi đề bạt, bổ nhiệm cán bộ vào chức vụ trưởng, phó trưởng phòng và tương đương ở cấp huyện và các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh, ngoài tiêu chuẩn theo quy định hiện hành, phải có trình độ chuyên môn ĐH chính quy.
Xác định rõ hơn việc quy định tuyển dụng những người tốt nghiệp hệ đào tạo chính quy ở các trường công lập, ngoài công lập và phạm vi các trường đào tạo trong việc tuyển dụng công chức trong hệ thống chính trị. Xây dựng quy chế thi tuyển, xét tuyển cán bộ, công chức vào cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể. |
.