Việc Tập đoàn Viettel thay đổi gần như hoàn toàn về ngoại hình thương hiệu (từ màu xanh – vàng quen thuộc sang một màu đỏ rực rỡ) đã khiến cho cộng đồng “nổi sóng” vì bất ngờ. Trên các diễn đàn và mạng xã hội, hàng triệu người dùng sôi nổi bàn luận về sự “lột xác” về ngoại hình thương hiệu của Viettel.

Thậm chí, rất nhanh chóng, một số người đã “ăn theo” sự kiện của Viettel để đưa ra các nội dung quảng cáo rất thú vị. Bà chủ một công ty tổ chức sự kiện tung ra slogan: “Tiệc tất niên - Theo gói của bạn”, tương tự như slogan mới của Viettel “Theo cách của bạn” với tông màu đỏ.

{keywords}

Một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi Viettel quyết định thay đổi bộ nhận diện thương hiệu: Khi nào cần thay đổi hình ảnh của tổ chức? Bởi lẽ, vào thời điểm Tập đoàn này quyết định thay đổi, thương hiệu Viettel vừa được Brand Finance định giá 5,8 tỷ USD – đứng số 1 Việt Nam và số 1 Đông Nam Á về viễn thông. Vì sao Viettel lại thay đổi khi đang ở đỉnh cao?

{keywords}
Theo ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel, việc tái định vị giúp thương hiệu Viettel phù hợp với chiến lược và tầm nhìn mới đã được tuyên bố và thực hiện trong thực tế từ năm 2018. Theo đó, Viettel không còn là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đơn thuần, mà đã thực hiện chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sang một nhà cung cấp dịch vụ số.

Ông Lê Đăng Dũng bổ sung thêm: "Đến năm 2020, Viettel đã thực sự chuyển đổi xong từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thành nhà cung cấp dịch vụ số. Trong 2 năm qua, Viettel đã hình thành nên sáu lĩnh vực chủ đạo để kiến tạo xã hội số gồm: Hạ tầng số; Giải pháp số; Nội dung số; Tài chính số; An ninh mạng và Nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao".

{keywords}

Trong khi đó, chuyên gia xây dựng chiến lược thương hiệu Nguyễn Đình Thành cho rằng, một tổ chức cần thay đổi hình ảnh khi:

1. Khi vision (tầm nhìn) và mission (nhiệm vụ) của tổ chức đã thay đổi.

2. Khi hình ảnh của công ty trong lòng công chúng không giống với hình ảnh công ty muốn xây dựng.

3. Khi công ty mở rộng hoạt động sang những lĩnh vực phi truyền thống.

4. Khi công ty muốn thể hiện quyết tâm thay đổi mạnh mẽ cả bên trong và bên ngoài để xây dựng một vị thế mới trong tương lai.

Đánh giá về sự thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của Viettel, ông Nguyễn Đình Thành nhận xét: “Viettel đang là một doanh nghiệp thành công nhưng không còn là một tập đoàn viễn thông thuần túy nữa. Từ năm 2019, họ đã đưa ra tầm nhìn trở thành nhà tiên phong kiến tạo xã hội số. Ngoài viễn thông, họ sẽ có nội dung số, thanh toán số, giải pháp số, an ninh số, thương mại điện tử, hạ tầng số”.

Nhà quản trị Peter Drucker nói: Mỗi khi bạn nhìn thấy một doanh nghiệp thành công, tức là có ai đó đã ra một quyết định dũng cảm.

“Tôi đánh giá sự thay đổi lần này là dũng cảm và quyết liệt” – chuyên gia Nguyễn Đình Thành nói – “Điều tôi vẫn ngưỡng mộ ở Viettel đó là văn hóa doanh nghiệp. Tinh thần và cách làm của người lính: tổ quốc trên hết, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng”.

Ông Nguyễn Đình Thành cũng ví bộ nhận diện mới là một cú xoay mình theo một góc cực hẹp như “máy bay MIC thể hiện trong trận Điện Biên Phủ trên không”.

“Theo giải thích của Viettel thì màu đỏ là màu của sức trẻ, của đam mê, của sự năng động, nhưng với tôi nó còn là màu cờ tổ quốc, của đội bóng Thể công xưa của những anh lính.

Tôi không thích tagline mới lắm nhưng lại thích vision: Tiên phong kiến tạo xã hội số.

Nếu Viettel tiếp tục giữ được lời hứa về chất lượng, đổi mới, an toàn và giá cả cạnh tranh như hiện nay thì vị thế của họ chỉ có thể tốt hơn. Chúc màu đỏ sẽ mang lại cho các bạn ấy may mắn” – ông Thành kết luận.

{keywords}

Một chuyên gia khác cũng lên tiếng về sự thay đổi nhận diện thương hiệu của Viettel. Ông Nguyễn Dương – Chuyên gia trải nghiệm khách hàng viết trên Facebook cá nhân:

{keywords}

“Theo cách của bạn!

Nhận diện mới của Viettel hay quá. Vừa giữ được bản sắc là chúng tôi luôn lấy bạn làm trung tâm khi vẫn “theo cách của bạn”. Bỏ phần đã cũ là chữ “nói” để dịch chuyển sang thời đại số, và chữ “hãy” là chữ mình không thích lắm vì vốn mình nghĩ nó không cần thiết từ trước.

Viettel có lẽ là một doanh nghiệp nhà nước có khả năng thích ứng và thay đổi nhanh nhất!”.

Thu Huyền