Thị trường kim cương Trung Quốc hiện lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ, với doanh thu tăng gấp 3 lên mức 22,8 tỷ USD trong vòng 5 năm. Kim loại này đang chiếm dần thị phần của vàng khi tăng trưởng với tốc độ vượt trội.

Kim cương càng to, tình yêu càng lớn

Điều đáng nói, với 13 triệu cô dâu mỗi năm của Trung Quốc - động lực lớn khiến thị trường kim loại quý này phát triển.

Cô Zhou Lijuan, 27 tuổi, nhân viên kế toán tại Thượng Hải vừa kết hôn năm ngoái cho biết, vợ chồng cô trước đó đã nghĩ về một chiếc nhẫn kim cương cho đám cưới. Họ đã chi một số tiền không hề nhỏ - 50.000 tệ (8.200 USD) để hiện thực hóa ý định này .

Tại châu Âu và Mỹ, kim cương được xem là một thứ trang sức của tình yêu. Còn từ lâu, Trung Quốc lại coi vàng là biểu tượng của hạnh phúc và may mắn.

{keywords} 

Chị Zhou cho biết, thời bố mẹ chị, cô dâu nữ chỉ thích vàng. Bên nhà gái sẽ chuẩn bị một chiếc vòng tay bằng vàng còn nhà trai sẽ sắp xếp món quà đính hôn cũng bằng vàng để tặng cô dâu. Thế nhưng, thị hiếu giờ đã thay đổi rất nhiều.

Nhiều cặp cô dâu chú rể đã tìm đến các tiệm trang sức để chọn mua nhẫn kim cương, thay vì nhẫn vàng như trước. Cô Lily Cai, một công chức 30 tuổi tại Thượng Hải, cho rằng: “Nhẫn kim cương là biểu tượng của tình yêu và viên kim cương càng lớn càng thể hiện tình yêu sâu sắc”. Hiện cô cũng có một chiếc được mua hãng Chow Tai Fook với giá 43.000 tệ.

Đổ xô kinh doanh kim cương

Không thể phủ nhận vàng vẫn là loại trang sức và lựa chọn đầu tư phổ biến tại Trung Quốc. Hội đồng Vàng thế giới hồi đầu năm cho biết, Trung Quốc đã thách thức vị trí tiêu thụ vàng số một của Ấn Độ, khi mà nhu cầu năm 2013 của nước này tăng hơn 20% lên mức 1.000 tấn.

Tuy vậy, kim cương lại đang dần gia tăng thị phần. Cũng theo số liệu của Euromonitor, cách đây 5 năm, dòng sản phẩm cao cấp này chỉ chiếm ¼ thị phần thị trường trang sức đã tăng lên 1/3. Điều này biến Trung Hoa Đại Lục và Hong Kong trở thành thị trường trang sức kim cương lớn thứ 2 sau Mỹ, theo Bain & Co. Trung Quốc được kỳ vọng sẽ trở thành động lực chính để thúc đẩy thị trường kim cương toàn cầu trị giá 72 tỷ USD.

{keywords} 

Sức hút kim cương đã thực sự khiến các hãng trang sức, các nhà khai mỏ và thương nhân quan tâm.

Nhà đấu giá nổi tiếng Sotheby sắp cho ra mắt viên kim cương trắng tại Hồng Kong vào đầu tháng 10 tới. Dự kiến đây sẽ là viên kim cương đắt nhất được bán đấu giá với giá khởi điểm 28 triệu USD.

Patti Wongm, chủ tịch Sotheby châu Á, cho hay “Từ 2006 đến nay, số lượng người tiêu dùng trang sức châu Á tăng gấp 3. Điều đáng nói, thứ họ quan tâm nhiều nhất lại là kim cương. Người Trung Quốc luôn khẳng định độ chịu chơi đối với những sản phẩm đắt tiền nhất”.

De Beers, nhà sản xuất kim cương lớn nhất nhìn nhận thị trường Trung Quốc là một động lực lớn cho họ trong vòng 4 năm tới. Hiện hãng này đã có 5 cửa hàng tại đây và dự kiến sẽ mở thêm cơ sở trong năm nay.

Không những thế, đại diện của Tiffany cũng cho biết, trong 20 năm qua, số lượng người mua kim cương làm nhẫn đính hôn đã tăng từ 1% lên 50% tại khu vực thành thị Trung Quốc. Trong khi hơn một nửa trong số 1,3 tỷ dân nước này hiện đang sống tại các thành phố.

Ngay cả, Chow Tai Fook - một hãng chuyên tập trung vào trang sức vàng của Trung Quốc, cũng dự báo sẽ có sự bùng nổ của thị trường kim cương. Nhà bán lẻ trang sức lớn nhất thế giới về giá trị thị trường mới đây đã hợp tác với nhà khai khoáng của Nga AK Alrosa OAO để đảm bảo nguồn cung kim cương.

“Người đại lục đang trở nên ngày càng Tây hóa, vì vậy họ có xu hướng lựa chọn nhẫn kim cương để cầu hơn và phục vụ cho lễ cưới”, giám đốc Chow Tai Fook Kent Wong cho biết.

Trung Quốc cũng sẽ là một thị trường quan trọng cho mảng kinh doanh kim cương của Rio Tinto - tập đoàn khai mỏ lớn thứ ba thế giới. Rio Tinto hiện đã liên kết với Chow Tai Fook khi hồi tuần trước họ đã mời 100 chuyên gia trang sức tại Hong Kong đến thăm khối kim cương vừa khai thác của mình để lên kế hoạch cho những dự án sắp tới.

HungNinh (Theo Reuters)