- Các đảo khác trong quần đảo Trường Sa có lẽ sẽ rất "ghen tị" vì ở đảo Trường Sa lớn, ngoài điều kiện sống không kém các đảo khác thì giáo dục ở đây có được một cô giáo giỏi và luôn quyết sống cùng Trường Sa. Cô Bùi Thị Nhung đã ra với Trường Sa từ năm 2008...
TIN BÀI LIÊN QUAN
Sinh viên ‘khát’ kiến thức về biển đảo Việt
Nam
Biển đảo Việt Nam theo pháp
luật quốc tế
Trường Sa
chưa có lớp 3
Năm 2008, cô Bùi Thị Nhung tình nguyện ra Trường Sa vì một điều giản dị "nghe nói ở ngoài đảo có học trò mà không có cô giáo". Lúc đó, cô Nhung đã là giáo viên biên chế của Trường tiểu học Suối Cát trong đất liền, có con gái 3 tuổi và điều kiện kinh tế gia đình ổn định. Lúc tình nguyện ra Trường Sa, thuyết phục được chồng, cô nói: "Chỉ cần ở đâu có gia đình mình, cô đều có thể sống ở đó".
Đã qua 3 năm sống trên đảo, hiểu cái nắng, cái gió và khí hậu nơi này, hiểu cả đời sống của người dân trên đảo, cô giáo trẻ đời đầu 8X vẫn vui vẻ nói: "Sau khi hết 5 năm tình nguyện, mình muốn ở lại đảo Trường Sa thêm vài năm nữa để các cháu mình đang dạy khôn lớn và đi học trong đất liền hết. Nếu mình bỏ dở mà không có ai ra thay thì mình cũng không yên tâm."
|
Cô Nhung hướng dẫn học sinh trên lớp ở Trường Sa (Nguồn ảnh:Báo Phú Yên) |
Một mình một trường với 9 trò ở đủ các độ tuổi và lớp khác nhau, có cả mẫu giáo, cô Nhung gần như dạy kèm cho các cháu và trở thành người hướng dẫn cho bố mẹ. Ở đây, mỗi gia đình một mái nhà nhưng sống bên nhau gần gũi, thân tình. Sống giữa phụ huynh, cô Nhung vừa là cô giáo, vừa là láng giềng. Có hôm nào các cháu bị phạt, cô Nhung trao đổi với phụ huynh ngay. Và có bài học nào hụ huynh chưa biết hướng dẫn con học, mang sang hỏi cô, cô lại tiếp tục hướng dẫn cho phụ huynh cách dạy con học.
"Biển này là của ta, đảo này là của ta...."
Công sức của cô suốt 3 năm qua trên đảo đã gây ấn tượng với những người trong đoàn công tác của Bộ GD-ĐT ra thăm và tặng quà các em nhỏ ở đảo Trường Sa Lớn. Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV (Bộ GD-ĐT) Lê Mạnh Hùng đã rất ngạc nhiên kể lại: "Tôi không thấy các cháu không thua kém gì nhiều so với học sinh trong đất liền. Các cháu biết vi tính, làm toán nhanh, viết chữ đẹp. Nhất là trò chuyện thì rất thông minh, dí dỏm".
Áp lực ban đầu chưa quen khi trường học cũng như ở nhà, phụ huynh có thể "dự giờ" cô giáo đến nay đã thành niềm hạnh phúc và may mắn vì phụ huynh rất quan tâm đến việc học hành của con cái. Cuộc sống thu nhỏ làm cho mối quan hệ trên đảo của tất cả mọi người đều gắn bó khăng khít với nhau. Không chỉ là trên trường lớp mà mỗi chiều về, khi nước xuống, cô trò, bố mẹ cùng nhau bắt cua, bắt ốc để làm những món ăn tươi của đất liền.
Mỗi lần có đoàn công tác đến đảo, học sinh của cô Nhung lại dậy từ rất sớm, mặc quần áo đẹp và sẵn sàng múa hát để chào đón những vị khách từ đất liền.
|
Sân chơi của các em nhỏ ở Trường Sa (Nguồn ảnh: Báo GD&TĐ) |
Ông Lê Mạnh Hùng kể lại, khi vừa đặt chân lên đảo chúng tôi đã được nghe các cháu ca hát rất say sưa: "Biển này là của ta, đảo này là của ta...."
Đó là lời hát quen thuộc trong bài hát "Khúc quân ca Trường Sa" mà học trò nào cũng thuộc. Cô Nhung tâm sự, các cháu thích nhất hai bài hát: "Chú bộ đội đánh Mỹ tài ghê và bài ca về đảo. Được sống cùng các chú bộ đội, được kể về vùng biển đảo tổ quốc mình đang sống, như một điều rất tự nhiên, cháu nào cũng bảo : lớn lên con sẽ làm bộ đội để bảo vệ quê hương."
Trẻ thơ ở nơi huyện đảo gắn bó với nhau đến nỗi, chỉ chia xa mấy tháng hè vào đất liền thăm ông bà, họ hàng nhưng cô trò cứ bịn rịn không rời. Trẻ thơ trên đảo hồn nhiên, gắn bó khiến cô Nhung không muốn nghĩ đến ngày về. Những tháng cuối của lần mang bầu bé thứ 2, cô Nhung vẫn lên lớp đều đặn. Khi chỉ còn không đầy một tháng nữa đến ngày sinh, cô vẫn cố gắng để tổng kết năm học, trao phần thưởng, giấy khen cho từng em rồi mới theo tàu vào đất liền.
Cuộc sống thanh bình và tình cảm khăng khít, các con được học hành lại có thêm nghề nghiệp đánh bắt hải sản khiến cho không có hộ dân nào muốn rời khỏi biển đảo. Hết năm năm, các hộ dân đều mong muốn ở lại tiếp tục sống cùng biển đảo.
Cho đến bây giờ, nói về cuộc sống trên đảo Trường Sa, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Nhung vẫn vẹn nguyên một niềm vui và hứng khởi như những ngày đầu: "Ngày đầu mới ra, mình không ngĩ là đảo Trường Sa lại đẹp như thế. Khí hậu ban đầu chưa quen nhưng chỉ sau 3, 4 tháng quen rồi thì thấy rất trong lành. Các cháu ở đây không hay ốm. Con nhỏ của mình cũng vậy, 3 năm rồi không thấy bị sao cả. Cuộc sống thanh bình, không vội vã, xáo trộn lại luôn được bộ đội giúp đỡ. Một gia đình có việc gì là đơn vị cử ngay người xuống cùng làm. Tình cảm khăng khít vậy nên đến lúc các anh đi, bà con ở đảo nhớ lắm."
Từ khi ra Trường Sa, cô Nhung chỉ mong có cơ hội để nâng cao trình độ. Dù vậy, đối với cô giáo trẻ Nguyễn Thị Nhung, việc học của trẻ ở Trường Sa Lớn mới là điều bây giờ cô tâm huyết nhất.
Những ngày này, cô Nhung đang hạnh phúc với con trai thứ hai vừa mới chào đời gần hai tháng ở đất liền. Nhưng trong kế hoạch rất gần vào tháng 7, cô sẽ tiếp tục đưa con trở lại đảo Trường Sa Lớn để kịp bắt đầu năm học cho các em.
Cô Nhung chia sẻ: Dù có thế nào thì mẹ con cũng sẽ ra và ở lại chứ không về. Khi nào còn học trò ở Trường Sa Lớn, cô Nhung còn muốn ở lại dạy dỗ các em.
-
Nguyễn Hường