- Câu chuyện hồ chứa nước Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) xả lũ gây thiệt hại nặng cho vùng hạ lưu sông Côn (thuộc địa bàn thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước và Tây Sơn) vẫn chưa có hồi kết.

Hình ảnh nhà máy thủy điện bị chôn vùi sau lũ

Sau một tuần xảy ra sự cố Nhà máy thủy điện An Khê bị lũ ống chôn vùi, ngày 23/11, Ban Quản lý dự án thủy điện 7 đã huy động nhân công khắc phục sự cố.

Dư luận tại địa phương cho rằng, lũ lên nhanh do hồ xả. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phú – GĐ Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định xoay quanh vấn đề này.

- Ông nghĩ sao về nghi vấn của dư luận địa phương rằng nước lũ lên nhanh, gây thiệt hại lớn là do hồ chứa nước Định Bình xả lũ?

Sau khi lũ xuất hiện gây nhiều thiệt hại cho vùng hạ lưu, nhất là tại 3 địa phương thị xã An Nhơn, huyện Tây Sơn và Tuy Phước, tôi cũng nhận rất nhiều thông tin phản hồi, thậm chí là phản ứng rất gắt gao của người dân.

{keywords}
Câu chuyện hồ chứa nước Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) xả lũ gây thiệt hại nặng cho vùng hạ lưu sông Côn (thuộc địa bàn thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước và Tây Sơn) vẫn chưa có hồi kết.

Phần đông bà con cho rằng đơn vị quản lý hồ Định Bình xả lũ nhưng không thông báo.

Nhưng thực tế, việc vận hành hồ thủy lợi Định Bình trong những ngày trước và sau lũ đều đúng quy trình và kỹ thuật.

- Vậy ông lý giải như thế nào về việc nước lên nhanh và gây ngập mênh mông, cuốn trôi cả cầu cống, nhà cửa, ruộng vườn… dù hồ chứa nước không hề xả lũ?

Hồ Định Bình có diện tích lưu vực 1040 Km2. Diện tích phía sau hồ là 2020 Km2. Do lưu lượng mưa phía sau hồ quá lớn (khoảng 750mm), trong khi đó, lượng mưa trong diện tích lưu vực hồ chỉ 450mm.

Mặt khác, bụng hồ Định Bình không có (hẹp) nên nước lũ phía sau hồ về quá nhanh và đi cũng thần tốc. Chính vì vậy, lũ tập trung hạ lưu rất nhanh và lớn.

Còn hoạt động điều tiết, vận hành hồ diễn ra đúng quy trình. Hoàn toàn không có việc xả lũ mà nước qua tràn tự điều tiết.

- Cụ thể hơn về việc “vận hành đúng quy trình” là như thế nào, thưa ông?

Công ty TNHH Khai thác Công trình thủy lợi Bình Định – đơn vị quản lý - không hề tác động đến việc đóng, mở 6 cửa an toàn xả mặt trong thời gian xuất hiện lũ vừa qua.

Lưu lượng nước qua tràn tự do. Ngoài ra, tại thời điểm lũ đạt đỉnh, đơn vị còn điều tiết giữ nước lại trong hồ khoảng 1.000m3/s.

Và trong suốt quá trình điều tiết lũ, lưu lượng đi luôn nhỏ hơn hoặc bằng lưu lượng đến.
Cụ thể, thời điểm bắt đầu lũ tăng nhanh vào khoảng 3h sáng 15/11, lưu lượng đến hồ 184m3/s.

10 tiếng sau, tức 13h chiều 15/11, lưu lượng nước đến hồ tăng lên 3.861m3/s. Tốc độ nước tăng bình quân trong hồ 0,5m/giờ và có giai đoạn lớn nhất lên tới 0,95m/giờ.

Trong giai đoạn này, tương ứng lưu lượng qua tràn tăng từ 94m3/s lên 2.200m3/s.

Sau đó 4 tiếng đồng hồ, lưu lượng qua tràn đạt đỉnh 2.872m3/s. Mực nước trong hồ lúc này đạt cao trình 88,06m; tương ứng dung tích hồ 180 triệu m3 nước.

{keywords}

Hoạt động điều tiết, vận hành hồ diễn ra đúng quy trình?

Đến 20h ngày 15/11, lưu lượng nước đến hồ giảm dần và còn 1.518m3 (do lượng mưa giảm trong thời gian từ 15h-20h).

Đến 22h ngày 15/11, Công ty TNHH Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh đề nghị UBND tỉnh đóng bớt 1 cửa an toàn xả mặt.

2 tiếng đồng hồ sau (ngày 16/11) Công ty xin tỉnh đóng tiếp 1 cửa xả mặt thứ 2. Lúc này lưu lượng nước đến hồ đến bằng lưu lượng đi khoảng 1.250m3/s.

Đến 6h sáng 16/11, Công ty đóng tiếp cửa thứ 3. Lúc này, lưu lượng nước đến bằng lưu lượng đi là 850m3/s.

Lúc 9h, sáng 16/11, lưu lượng nước đến tăng từ 850m3/s lên 1.024m3/s, tương ứng lưu lượng đi 871m3/s.

Đến 11h, trưa 16/11, Công ty xin tỉnh và đóng tiếp cửa an toàn xả mặt (cửa thứ 4). Lúc này, lưu lượng đến 916m3/s và lưu lượng qua tràn 581m3/s.

Đến 14h ngày 16/11, Công ty xin tỉnh và đóng tiếp cửa thứ 5. Lúc này, lưu lượng đến 756m3/s và lưu lượng qua tràn 341m3/s.

Hương Giang (thực hiện)