Năm 2020, Công ty Trường Hải đã xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, 1.407 xe nguyên chiếc các loại, đạt kim ngạch gần 50 triệu USD. Cùng với đó, Công ty Ford Việt Nam, sau khi nâng công suất lên 40.000 xe/năm, cũng xuất khẩu những mẫu xe EcoSport, Transit, Tourneo sang một số thị trường trong khu vực.

Đầu năm 2021, VinFast gây chú ý khi thông báo chuẩn bị xuất sang thị trường Mỹ hai mẫu xe điện cao cấp là VinFast VF33 và VinFast VF32. Trong khi đó, Công ty TC Motor cũng đang củng cố những điều kiện cần thiết để xuất khẩu ô tô sang các thị trường khu vực, thể hiện qua việc mở rộng sản xuất, đầu tư xây dựng nhà máy thứ hai với công suất lên đến 100.000 xe/năm.

{keywords}
ô tô Việt Nam có cơ hội xuất khẩu (ảnh: BD)

Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang theo đuổi mục tiêu xuất khẩu ô tô nguyên chiếc và phần nào đã thành hiện thực, tuy vẫn còn hết sức nhỏ bé. Đánh giá trên phương diện tích cực, thị trường ô tô Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, vì vậy hoàn toàn có điều kiện để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa cho ô tô thương hiệu Việt. Với quốc gia 100 triệu dân, kinh tế phát triển, đời sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu về ô tô ngày càng nhiều, đủ để đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Bên cạnh đó, ưu đãi thuế quan 0% với ô tô trong khu vực ASEAN vẫn là cơ hội lớn, doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam phải tận dụng triệt để để xuất khẩu.

Các hãng xe Hàn Quốc đang rất muốn mở rộng thị trường tại Đông Nam Á. Xe Hàn tiêu thụ tốt tại Việt Nam nhưng khá yếu ở các nước còn lại. Đầu tư vào Việt Nam, vừa bán tại chỗ, vừa xuất khẩu sang các nước trong khu vực, là cùng chung một tầm nhìn với các đối tác bản địa.

Còn với VinFast thì đi thẳng vào xe điện, đang là xu hướng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Tại Mỹ và nhiều quốc gia khác đã có những chính sách khuyến khích, ưu đãi lớn cho người tiêu dùng. Mặc dù vậy, để trở thành quốc gia xuất khẩu ô tô nguyên chiếc với số lượng lớn giống Thái Lan hay Indonesia, không phải là chuyện dễ dàng. Để có thể xuất khẩu ô tô, sản phẩm làm ra phải đạt chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh. Điều này chưa phải là thế mạnh của Việt Nam.

{keywords}
Sản xuất ô tô tại VN

Hiện chuỗi cung ứng linh kiện tại chỗ Việt Nam còn rất yếu. Với dòng xe cá nhân có chưa tới 80 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, cung cấp cho 10 nhà sản xuất gốc. Trong đó, có 18 nhà cung cấp cấp 1 và 58 nhà cung cấp cấp 2, cấp 3. Con số này quá nhỏ bé nếu so với gần 2.000 nhà sản xuất linh kiện tại Thái Lan và 1.000 tại Indonesia.

Không những thế linh kiện của các nhà sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các cụm chi tiết đơn giản, cồng kềnh như: khung ghế, ắc quy, chi tiết nhựa cỡ lớn,... Nếu cứ nhập khẩu linh kiện về lắp ráp thì không thể có lợi thế về giá để xuất khẩu. Giá thành xe sản xuất lắp ráp tại Việt Nam hiện cao hơn 20% so với Thái Lan và Indonesia.

Giả sử nhập khẩu linh kiện, phụ tùng về lắp ráp, giá tương tự như mua ở nước ngoài nhưng chi phí logistic, thuế nhập khẩu, lưu kho khiến giá thành cao hơn. Các hãng chọn nhập xe về bán vì xét thấy chi phí sản xuất ở nước ngoài rẻ hơn nhờ dây chuyền sản xuất lớn sẵn có, chi phí khấu hao trên từng sản phẩm cao tạo điều kiện để giảm giá thành sản phẩm. Tuy vây, lắp ráp trong nước có ưu điểm chủ động về nguồn cung hơn, đáp ứng tốt hơn thị hiếu đặc thù của khách hàng ở từng thị trường.

Còn xe nhập, dù gặp bất lợi về nguồn cung (ảnh hưởng của dịch Covid-19 chẳng hạn) nhưng nhờ chi phí sản xuất thấp hơn lắp trong nước, hãng có thể định giá hợp lý hơn khi phân phối đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, muốn trở thành quốc gia xuất khẩu ô tô, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phải giải quyết được những vấn đề này.

Tiếp theo đó, là các rào cản về kỹ thuật khi Việt Nam thực hiện các cam kết trong các hiệp định thương mại 

Nếu Việt Nam tiếp tục kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covit-19 trên toàn quốc, các nhà máy lắp ráp ô tô trong nước tiếp tục hoạt động bình thường, lượng xe sản xuất dư thừa trước sức mua của thị trường trong nước. Việt Nam có thể nghĩ tới việc xuất khẩu ngược các mẫu xe trọng điểm của mình trở lại các thị trường khác trên thế giới. Điều này cần một chiến lược thật mạnh tay của các nhà lắp ráp và ủng hộ từ phía nhà nước Việt Nam. Việc đảm bảo hoạt động nhà máy, đẩy nhanh công suất lắp ráp, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho xe hơi xuất khẩu thật nghiêm túc, nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại bài bản, việc đặt dấu ấn xe Việt vào các thị trường mới là hoàn toàn khả thi. Trước cơ hội và thách thức rất lớn trên, một số giải pháp đề xuất để có thể làm

Lê Anh Tú