Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thuỷ sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn) cho rằng nếu việc cấp phép nhập khẩu đường không được tiếp tục,
công tác kiểm soát đầu cơ không tốt, khi giáp vụ giá đường có thể lên cơn “sốt”.
TIN BÀI KHÁC
Tay nắm cần số dát vàng giá hơn 17 triệu đồng
Biến “chè Nhật” độc hại thành “cỏ ngọt SaPa” để đánh lừa
Xe sang chơi ‘siêu’ biển 5 số trên phố Hà thành
Gần 50 siêu biệt thự "bốc hơi" chỉ sau một đêm
Báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh của một số mặt hàng thiết yếu trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 18/7, bà Trần Thị Miêng, Phó cục trưởng Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thuỷ sản và nghề muối cho hay, tính đến ngày 11/7, các nhà máy mía đường trên cả nước đã kết thúc vụ sản xuất mía đường niên vụ 2010/2011. Vụ này toàn ngành đã ép được 1,15 triệu tấn đường, cao hơn năm trước trên 260 nghìn tấn.
Lượng tồn kho tại các nhà máy đến thời điểm trên cũng cao hơn cùng kỳ năm 2010 là khoảng 293 nghìn tấn.
Trong số 250 nghìn tấn đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đã được Bộ Công
Thương cấp phép hồi đầu năm, các doanh nghiệp mới nhập về là 93 nghìn tấn, lượng
còn lại là 143 nghìn tấn.
Về tiêu thụ, lượng đường các nhà máy bán ra từ đầu vụ đến nay là khoảng 1,05
triệu tấn, so với năm trước lượng bán tăng là 240 nghìn tấn. Trong đó có khoảng
100 nghìn tấn xuất đi Trung Quốc.
Tại các nhà máy, thời điểm này đường trắng loại 1 (đã có VAT) đang được bán ra
phổ biến ở mức 18.300 – 18.500 đồng/kg, tăng khoảng 6 - 10% so với cùng kỳ năm
ngoái.
Trong khi, giá đường xuất khẩu đi Trung Quốc thời gian gần đây lại giảm từ
20.500 – 21.000 đồng/kg xuống mức 19.000 đồng/kg. Điều này đã khiến các đơn vị
không còn “mặn mà” với việc xuất khẩu do không có lãi.
Cân đối cung cầu, Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thuỷ sản và nghề muối nhìn
nhận lượng cung đường hiện nay là gần 450 nghìn tấn (kể cả lượng đường đã được
cấp hạn ngạch nhưng chưa nhập khẩu), nếu không có tác động giá đường trên thế
giới thì giá đường trong nước từ nay đến tháng 10/2011 sẽ ổn định.
Tuy nhiên, hiện nay giá đường Thái Lan có xu hướng tăng nên giá đường trong nước
cũng có xu hướng tăng. Mặt khác lượng đường lưu kho hiện nay không lớn, lượng
đường luân chuyển cuối vụ thấp nên dễ xảy ra sốt giá vào tháng 10, tháng 11 khi
ngành mía đường chuẩn bị bước vào niên vụ mới.
Trước dự báo này, Cục đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có ý kiến
để Bộ Công Thương tiếp tục cho phép nhập khẩu lượng đường đã cấp hạn ngạch năm
2011 nhằm tạo tâm lý yên tâm về nguồn cung đường tránh đầu cơ, gây đột biến về
giá trong thời gian tới.
Tuy nhiên, nguồn tin của VnEconomy từ Bộ Công Thương cho hay, trên thực tế các
doanh nghiệp gần đây đã được Bộ này tiếp tục cấp phép nhập khẩu đường, nhưng do
giá đường trên thế giới hiện đang đứng ở mức cao nên hầu như các đơn vị vẫn “án
binh bất động”.
(Theo VnEconomy)