Một gia đình người Việt gồm mẹ và hai con thiệt mạng trên chuyến bay MH17 của hãng hàng không tại Malaysia khi trên đường về Việt Nam trước ngày giỗ của chồng chị. Anh mất cách đây chưa đầy một năm. Ngoài ra, gần 300 hành khách của các quốc gia khác trên chuyến bay này đều tử nạn.


Sáng nay, đọc được những dòng ấy trên một trang báo điện tử, tôi cứ rùng mình. Rồi lặng người đi... Nhất là khi nhìn xoáy sâu vào bức ảnh chụp ba mẹ con người Việt xấu số kia – một bức ảnh của hạnh phúc, của tình yêu và bình yên được lưu lại với nụ cười thường trực trên môi, trong ánh mắt của họ khi ở bên nhau. Vậy mà sau từ một chuyến bay (cũng đang chở niềm háo hức của tình yêu trong họ, trở về quê mẹ, thắp nén nhang lòng cho người chồng, người cha yêu dấu đã đi xa) họ sẽ không bao giờ trở lại nữa. Họ đã vĩnh viễn ra đi. Cái lưỡi tử thần vô hình đã liếm ngang qua cuộc đời của ba mẹ con.

{keywords}

Dẫu biết rồi ai cũng phải ra đi, chẳng ai trốn chạy được khỏi đích đến cát bụi cuối cùng trong một đời người, và bốn con người của một gia đình bất hạnh ấy sẽ sớm được đoàn tụ bên nhau, nhưng sao cứ nghe xa xót quá...

Sự ra đi ấy, cùng hàng loạt những sự cố về máy bay gần đây: Rơi máy bay quân sự của Lào ngày 17/5/2014 và 20 người tử nạn. Máy bay MH370 của Malaysia mất tích hôm 8/3/2014 cùng 293 hành khách, cả thế giới vào cuộc mà chưa tìm ra được bất kỳ tung tích nào cũng như không biết nguyên nhân. Trực thăng Mi171 của Quân chủng Phòng không - Không quân bay huấn luyện nhảy dù ngày 17/7/2014, mất liên lạc và rơi xuống ở Hà Nội, 19 người chết và 2 người may mắn còn sống đang được cứu chữa cùng những hy vọng mong manh...

Tất cả những sự kiện liên tiếp xảy ra ấy, dù nguyên nhân sự cố đến từ hoàn cảnh bên ngoài khách quan hay do chủ quan của con người, đều sẽ ít nhiều dấy lên một nỗi sợ mơ hồ khi chọn phương tiện di chuyển bằng hàng không. Và nó chạm và câu hỏi, vào nỗi sợ vô hình đã ăn sâu trong tiềm thức của tôi suốt những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường về một chữ: Rơi.

10 tuổi, tôi bắt đầu ý thức được về cảm giác bất an trong lòng, khi mẹ đưa tôi đến chơi ở nhà một người bác họ giàu có. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy quạt trần, thấy thứ quạt 3 cánh dài quay, lắc liên hồi, lơ lửng trên đầu mình mà chỉ bám vào trần nhà bằng mỗi cái cuống bé tẹo. Tôi nhìn nó thật lâu, và cứ tưởng tượng cái cuống kia cũng như cách bố tôi cột sợi dây treo những đồ đạc lên gác bếp nhà mình, có thể buộc chặt, có thể lỏng tay. Và cũng có thể rời ra, rơi ụp xuống đầu người ngồi dưới bất cứ lúc nào.

Tôi luôn dè chừng và tránh không ngồi chính diện dưới quạt trần từ đấy.

Và tôi càng hoang mang hơn, khi sau này lớn lên bắt gặp hình ảnh quạt trần quay tít từ những chiếc máy bay trực thăng hay máy bay chuyên chở hàng không khác. Không hoang mang sao được, khi thấy hàng trăm con người cùng chui vào trong một chiếc thùng rộng và chỉ nhờ mấy cái cánh quạt quay tít thế kia mà bay lên. (Ngày đó tôi chưa biết gì về nguyên lý hoạt động của máy bay, nên cứ hiểu đơn giản như thế). Và cũng như những chiếc quạt trần ở nhà bác tôi, ở lớp học của tôi, nếu có vật gì đó va vào, cánh có gãy không? Nếu cứ quay tít mù như vậy, cánh quạt có bật ra khỏi vị trí của nó không? Hàng trăm con người ngồi trong chiếc thùng máy bay ấy sẽ ra sao?

Nỗi sợ ấy, những câu hỏi ấy cứ ám ảnh tôi triền miên cả thời đi học. Không ai giải thích cho tôi hiểu, mà có giải thích thì cũng không thể xóa bỏ được nỗi sợ trong lòng tôi. Vì tôi tin vào cảm giác của mình. Vì tôi biết một ngày nào đó, ở một nơi nào đó trên trái đất này, kiểu gì cũng có một chiếc quạt trần lỏng lẻo rơi xuống, một vật nào đó giữa không trung va quệt vào cánh máy bay, làm cho cái thùng khổng lồ kia có thể chao đảo mà rơi...

Tôi nhớ lần đầu tiên mình đi máy bay là vào năm 18 tuổi, khi thi xong Đại học và được một người thân thưởng cho chuyến du lịch Sài Gòn. Cả gia đình động viên, giải thích mãi, tôi mới chấp nhận cầm chiếc vé máy bay, chấp nhận bước vào cái thùng rộng mà một thời vẫn mơ hồ sợ nó sẽ rơi xuống khi lơ lửng giữa không gian.

Chỗ ngồi của tôi lần ấy kề sát ngay bên cửa sổ. Khi máy bay cất cánh, tôi nhắm tịt mắt lại, tai ù đi. Nỗi sợ lớn dần. Tôi tưởng tượng mình sẽ rơi xuống, quay lộn mấy vòng giữa không trung như kiểu những nhân vật trong phim Tây Du Ký ở trên thiên đình bị đẩy xuống hạ giới vậy.

Mở mắt ra, thấy mình vẫn ngồi nguyên một chỗ, cảm giác tròng trành, nôn nao. Liếc nhìn qua ô cửa sổ, thấy mây xanh trắng bồng bềnh xung quanh. Vội ngoảnh nhìn vào bên trong, tim đập thật mạnh. Những người đi cùng chuyến bay đó lấy làm lạ khi thấy một thằng bé mặc đồng phục học sinh cứ đứng lên ngồi xuống, đi vào đi ra nơi cái phòng vệ sinh be bé trên máy bay liên tục. Không ai hiểu nó muốn giấu mình trong đó, tránh ngồi gần cửa sổ, thấp thỏm, tò mò liếc nhìn ra ngoài, và sợ rơi. Mãi sau bay qua vùng trời có nắng, ánh nắng dọi thẳng vào mặt nó chói lóa, cô tiếp viên mới đứng lên kéo nắp cửa sổ chỗ nó ngồi xuống, nó mới thở phào nhẹ nhõm, an tâm ngồi nốt quãng đường bay.

Sau này ra trường, đi làm, vì điều kiện công việc nên tôi cũng hay đi lại giữa Hà Nội và Sài Gòn nhiều hơn. Nhưng cho đến tận bây giờ, trước mỗi chuyến bay, cái suy nghĩ đó có thể là chuyến đi cuối cùng của mình vẫn tồn tại, vương vít và ám ảnh. Tôi không sợ đến nỗi không muốn ngồi gần cửa sổ, nhìn ra ngoài trời, phải trốn vào trong phòng vệ sinh như ngày nào, thậm chí tôi còn thích thú ngắm nhìn, lia máy ảnh chụp bầu trời xung quanh. Nhưng từ lâu tôi hiểu ra rằng cuộc sống không có gì là tuyệt đối.

Sự an toàn cũng vậy, nhất là khi tham gia giao thông, dù là đường bộ, đường thủy hay đường không - không ai biết được điều gì có thể bất chợt xảy đến với mình. Hẳn những con người ngồi trên những chuyến bay MH370, MH17 của Malaysia, hay trên máy bay của Lào, trực thăng MI171 của Việt Nam kia cũng vậy - không ai biết và nghĩ cái phần trăm thuộc về số ít của những sự cố hàng không lại rơi xuống đầu mình. Gia đình họ cũng chẳng ngờ sự cố lại rơi xuống đầu những người họ yêu thương và chưa kịp thể hiện hết tình yêu của mình dành cho họ.

{keywords}

Vậy nên trước mỗi lần đi máy bay, tôi luôn điểm lại những việc cần và quan trọng nhất với mình, cố gắng xử lý, hoàn thành nó trong khả năng có thể, phi xe máy từ Hà Nội về thăm nhà, ôm hôn mấy đứa cháu nhỏ, dành buổi chiều vào bếp hì hụi nấu một bữa cơm tối thật ngon cho những người thân trong gia đình tôi thưởng thức. Và ôm họ thật chặt trước mỗi chuyến bay – như thể đó là cái ôm của lần yêu thương cuối cùng vậy.

Đó cũng là lý do mà người ta có thể dễ hiểu cho việc hai anh em ruột trong gia đình của một vị lãnh đạo cấp cao (mà tôi vô tình được nghe kể lại, và không muốn nêu tên cụ thể ở đây) khi bay cùng ngày, cùng một chuyến công tác, đến cùng một nơi, hai người không bao giờ bay chung cùng một chuyến bay.

Và như thế, mỗi ngày tỉnh giấc, mỉm cười chào đón mặt trời, rồi hòa mình vào với guồng quay hối hả của nhịp ngày, chúng ta đang đối diện với từ “Rơi’của số phận. Không phải cái rơi hiện hình như lo lắng quạt trần, rồi máy bay rơi của tôi như những ngày nhỏ. Mà là cái rơi vô hình của những hiểm họa thường trực rình rập xung quanh, sẵn sàng nuốt lấy bất kỳ ai và trong bất kỳ khoảnh khắc nào nếu nó muốn.

Vì thế ngày hôm nay, đọc bài báo về ba mẹ con người Việt tử nạn trong chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia, hãy dành một phút thực lòng tưởng niệm tới họ, cầu nguyện cho họ được siêu sinh, được đoàn tụ với người cha, người chồng của họ nơi miền cực lạc.

Và hãy cảm ơn cuộc đời bởi sự may mắn. Vì bạn và người thân của bạn không nằm trong số gần 300 con người bất hạnh trên chuyến bay tử thần kia.

Và hãy nghĩ, nếu ngày mai không bao giờ đến nữa, thì ngày còn lại ngày hôm nay, bạn sẽ làm những điều gì, dành tặng cho những ai?

Nghĩ như vậy để tâm hồn dịu lại, “người hơn” trong cơn bão thời đại đang cuốn đi những giá trị về đạo đức, về tình người khiến con người ta trở nên vô tâm, vô cảm thật nhiều.

Nghĩ như vậy để cánh cửa yêu thương nơi trái tim bạn được cơi nới, mở rộng hơn, được chắp cánh bay cao hơn, xa hơn, đến với nhiều người quanh bạn hơn nữa.

Bởi cuộc đời tôi và bạn cũng là một chuyến bay – bay từ khi cất tiếng khóc chào mặt đất bầu trời đến khi chạm miền cát bụi. Có những chuyến bay đã rơi, đã gãy cánh giữa chừng ngay khi cất cánh, có những chuyến bay rơi ở vùng trời tuổi thanh xuân đang độ tươi đẹp, ngạt ngào hương hoa. Cũng lại có những chuyến bay rơi khi con người ta chưa đi qua hết một nửa cuộc đời... Điều ấy thì tôi biết, bạn biết. Tôi đã thấy, bạn đã thấy, hàng ngày và hàng giờ xung quanh chúng ta, trên đài báo, Tivi...

Nên khi thấy một người ra đi, một chuyến bay của cuộc đời họ rơi xuống, đừng dửng dưng vô cảm, và hãy cám ơn cuộc đời vì chuyến bay của bạn vẫn được bình an, mà trân trọng hơn nữa, làm những điều ý nghĩa hơn nữa cho mình và những người mình yêu thương qua mỗi ngày bay.

Lương Đình Khoa - MS 523
(Bài dự thi Đôi mắt và cuộc sống)

“An adopted child looks at Adoption” của học giả Carol S.Prentice ghi lại những mẩu chuyện từ những trẻ được nhận nuôi vào thế kỷ 19, 20. Câu chuyện nằm trong những thống kê của dự án Adoption History, đăng tải tại trang: http://darkwing.uoregon.edu

{keywords}
Được sản xuất bởi công nghệ hiện đại từ Canada, pms-Super MaxGo có công thức ưu việt cung cấp dưỡng chất đồng bộ cho các bộ phận của mắt, là một liệu pháp khoa học cần thiết để hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt một cách hữu hiệu, giúp cung cấp các vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mắt, ngăn ngừa tiến trình lão hóa mắt và tăng cường thị lực, hỗ trợ các chứng bệnh về mắt.

Là sản phẩm uy tín của nhà sản xuất và phân phối lớn với số lượng và hàm lượng các chất trong công thức phù hợp pms-Super MaxGo là sản phẩm phù hợp với các đối tượng như người thường xuyên sử dụng máy vi tính, các thiết bị điện tử, người làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi, người trung niên và người già, người ăn uống thiếu dưỡng chất cần thiết cho mắt, người hay thức khuya, tư thế làm việc không hợp lý, học sinh, sinh viên học nhiều với cường độ cao?

Viên bổ mắt pms-SuperMaxGO hân hạnh tài trợ cuộc thi Đôi mắt và cuộc sống. Mọi thông tin về sản phẩm, truy cập: www.pms-supermaxgo.comhoặc liên hệ Hotline 1900.5555.79.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.