Ông Chử Văn Cao (làng cây cảnh Phụng Công, huyện Văn Giang, Hưng Yên) cho biết, thú chơi cây trà my là thú chơi tao nhã, được các cụ chắt lọc, gìn giữ từ xa xưa.

“Giàu chơi lan, quan chơi trà”, câu nói ngắn gọn này đã đúc kết những giá trị tinh thần của các cụ xưa. Thời phong kiến, những gia đình gia thế, quyền chức mới có điều kiện để chơi lan, chơi trà, đời sống tinh thần thư thái do không phải lam lũ, đầu tắt mặt tối kiếm miếng cơm, manh áo như tầng lớp bần cố nông trong xã hội…

{keywords}
Ông Chử Văn Cao bên cây trà cổ, quý hiếm có nguồn gốc từ làng nghề Phụng Công

Ngoài ra, họ là những người có văn hóa, học thức nên tiếp tục nâng thú chơi này lên một tầm cao, đẳng cấp mới, đó là văn hóa chơi cây, không có chuyện mượn thú chơi để trục lợi.

Ông Cao cho biết, làng hoa cây cảnh Phụng Công có lịch sử lâu đời, trong đó, cây hoa trà my được trồng từ làng vài chục năm trước. Giai đoạn những năm 1990 là thời kỳ đỉnh cao của cây trà làng Phụng Công. 

Sau đó, đến thời kỳ mở cửa, các loại hàng hoa, cây cảnh xuất xứ từ Trung Quốc ào sang khiến những cây hoa bản địa rơi vào cơn bĩ cực. Có dạo, cả làng Phụng Công chặt bỏ hết trà để trồng cây ngoại lai, chỉ có rất ít nhà giữ lại một vài cây chơi, do đó, số lượng những cây trà my tuổi đời lâu năm, già, cổ… rất ít.

{keywords}
Để có những cây trà my kích thước ngần này, người trồng trà Phụng Công phải mất cả chục năm chăm sóc
{keywords}
Làng hoa cây cảnh Phụng Công có tuổi đời cả trăm năm bên dòng sông Hồng

Cũng theo ông Cao, dòng họ Chử ở Phụng Công là dòng họ đầu tiên và lâu năm nhất trồng cây hoa trà my. Bằng kinh nghiệm tích lũy, những nhà vườn họ Chử có được bí quyết riêng nhân giống cây trà bằng việc cắt cành mang giâm ủ.

Anh Chử Văn Biên - nhà vườn nổi tiếng về hoa trà my ở Phụng Công, là đời thứ tư của dòng họ Chử.

Theo anh, các cụ đã thẩm định, chọn lọc những loại trà nào là trà đẹp, quý mới giữ gìn, nhân giống đến ngày nay. Các dòng cây chính, truyền thống được gọi là trà cổ, gồm có trà bạch, trà thâm hồng bát diện; trà điểm tuyết; trà lựu; trà phấn cổ; trà thiển; trà muống. Các loại khác như trà cung đình, phấn Nhật… là các loại cây mới du nhập, không phải cây trà cổ.

Cơn sốt một số loại trà trước kia không mấy ai quan tâm đang làm lũng đoạn thì trường cây hoa truyền thống

Trong số các loại trà cổ kể trên, trà bạch nhụy, trà thiển, trà muống không được các cụ đánh giá cao, do đó rất ít nhà trồng. Có giai đoạn, nhiều nhà còn chặt bỏ vì không bán được, giá trị kinh tế thấp hơn so với cây trà cổ truyền thống. Những cây còn sót lại, vì nó ít nên mới trở thành hiếm, chứ không phải “quý hiếm” như đang đồn thổi.

Làng nghề trồng hoa điêu đứng

Theo anh Chử Văn Biên, một loại trà lựu cổ Văn Giang đang được săn lùng (còn gọi là trà nhãn do lá giống là nhãn) với giá hàng chục triệu đồng/cây giống. Cây trà mẹ đó do chính gia đình anh trồng, mới bán cho một người chơi thời gian gần đây. 

{keywords}
Anh Chử Văn Biên - một nhà vườn uy tín về cây hoa trà my ở làng nghề Phụng Công
{keywords}
Các thợ trồng hoa làng Phụng Công đang thực hiện công đoạn ghép mắt hoa trà cổ vào loại cây mới - một hướng đi mới của làng nghề đang được thử nghiệm

Năm ngoái, chính tay anh Biên cắt giâm ủ, nhân giống từ cây mẹ và còn cho, tặng những ai thích sưu tầm. Đến khi cây ra rễ, khỏe mạnh, anh bán cao nhất với giá 700 ngàn đồng/cây con. Bản thân anh cũng chưa bao giờ nghĩ, sẽ có lúc nó được “thổi giá” lên tới vài chục triệu đồng/nhánh như thời điểm hiện tại.

Nhà vườn Nam Cường (Phúc Thọ, Hà Nội) là người đầu tiên đứng lên thành lập Hội trà my cổ Việt Nam từ năm 2019, đưa thú chơi hoa trà my cổ truyền thống lên tầm nghệ thuật mới.

Anh phân tích, một tác phẩm trà my đẹp hội tụ rất nhiều yếu tố như tuổi cây, dáng thế, màu da, mặt hoa…, thậm chí cả chậu trồng và không gian để đặt tác phẩm…, tất cả là sự tổng hòa, hài hòa với nhau.

{keywords}
Trước cơn sốt cây trà my, nhiều nhà vườn bị kẻ xấu vào lấy trộm cây nên phải hàn ống sắt cố định từng gốc cây để bảo vệ
{keywords}
Làng hoa Phụng Công chưa bao giờ gặp phải những hệ lụy kể từ khi cơn sốt trà được đẩy giá

Mấy năm gần đây, phong trào chơi hoa trà my được đẩy lên do nhiều người quan tâm, cây trà my được nhiều người biết đến… đã giúp bà con nông dân trồng cây hoa trà có thu nhập cao và ổn định. Giá trị cây trà được tôn vinh cả về văn hóa và kinh tế.

Tuy nhiên, một số người đầu cơ, buôn bán theo hình thức đa cấp đã lợi dụng vào một số giống trà để lăng xê, thổi giá, gây hoang mang và mất lòng tin của người chơi, khiến hàng ngàn nông dân các làng hoa ảnh hưởng. 

{keywords}
Anh Mạnh Cường - người thổi hồn và nâng tầm thú chơi hoa trà my lên một tầm văn hóa mới

“Nếu tôi và một số nhà vườn muốn thao túng thị trường, thì từ mấy năm trước đã đi mua hết trà cổ về vườn rồi”, anh Cường cho hay.

Những “cơn sốt ảo” về hoa trà được tạo ra kéo dài trong thời gian ngắn, từ một vài tuần đến một vài tháng, sau khi đã “đẩy” hết hàng ra bên ngoài. Sau cơn sốt trà bạch nhụy, thị trường trà được “dẫn dắt” sang cơn sốt trà thiển, rồi tới trà muống. Một số người thạo tin còn biết trước, thời gian tới loại trà nào sẽ được tạo sóng, gây sốt…

“Một nhóm “tay to” trước kia “đánh” lan đột biến có tiền quay sang đầu cơ vào trà, bắt tay nhau tạo sóng. Hết mặt hoa này được thổi giá sẽ đến lượt mặt hoa khác. Mục đích của họ là làm kinh tế chứ không phải lan tỏa thú chơi. Người mua cuối cùng với giá đắt sẽ là người chịu” – T. một người chơi trà cho biết.

{keywords}
Hình ảnh đẹp đẽ của ngôi nhà cổ gắn với hai cây trà my tại làng cổ Hiệp Hòa (Bắc Giang)

Những cơn sốt sẽ gây lũng đoạn thị trường, làm hoang mang, mất niềm tin của người chơi cây nói chung. Những làng nghề hoa cây cảnh, đối tượng phục vụ là cả xã hội chứ không phải một vài người. Không thể vì lợi ích của nhóm nhỏ mà cả làng nghề bị ảnh hưởng.

Cơn sốt hoa trà như lan đột biến, nhánh cây giống bằng nửa cái đũa 'hét' 20 triệu

Cơn sốt hoa trà như lan đột biến, nhánh cây giống bằng nửa cái đũa 'hét' 20 triệu

Một nhánh cây dài vài cm, to bằng nửa cái đũa ngắt từ cây mẹ để ươm giống được bán với giá 20 triệu đồng. Cơn sốt hoa trà my đang được giới buôn cây đẩy lên “nóng” như lan đột biến.

Thái Bình