{keywords}

Không phải đến khi con trai bà Tân Vlog bị xử phạt, YouTube mới bị chỉ trích nhiều đến vậy. Trước đó, nền tảng này chính là nguồn cơn cho sự bùng nổ của trào lưu giang hồ mạng và đưa những nhân vật như Khá Bảnh, Phú Lê trở thành các KOLs hay người của công chúng.

YouTube cũng là nơi lan truyền mạnh mẽ nhất những tin tức giả về nghệ sĩ qua đời, mà trường hợp gần nhất gây bức xúc dư luận là của nghệ sĩ Hồng Vân. Nó cho thấy nền tảng này đang không biết cách kiểm soát nội dung do người dùng tạo ra và chỉ đến khi cơ quan chức năng Việt Nam vào cuộc, YouTube mới có phản ứng chậm chạp như xóa kênh, gỡ clip dù những nội dung đóđã bị lan truyền đến cả triệu người xem trước đó.

Không đủ khả năng kiểm duyệt

Với khoảng 50 triệu nhà sáng tạo nội dung cứ mỗi phút lại đăng lên một khối lượng video dài 500 giờ, YouTube đã tạo ra kho nội dung hơn 5 tỷ video, nhờ đó thu hút được 2 tỷ người dùng hàng tháng. Tuy vậy, số lượng nhân viên YouTube chỉ khoảng 5.000 người, trên tổng số 20.000 nhân viên của Google và công ty mẹ Alphabet.

Con số này khiến cho YouTube phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kiểm duyệt của AI. Tuy thế, AI chỉ làm việc hiệu quả với những nội dung cực kỳ độc hại (sex, máu me, súng đạn) hoặc nội dung vi phạm bản quyền (thể thao, âm nhạc). Với những video được cắt ghép, lồng một phần nhạc hoặc nội dung nhạy cảm, YouTube gần như bó tay.

{keywords}
Đội ngũ nhân sự của YouTube tập trung vào việc phát triển nền tảng nhiều hơn.

Đấy là lúc YouTube phải sử dụng đến đội ngũ kiểm duyệt chạy bằng sức người. Tuy nhiên, thực tế là chỉ đến khi vướng vào những lùm xùm và bị dọa tẩy chay hồi năm 2017 với hàng loạt video xấu độc liên quan đến trẻ em, YouTube mới sử dụng người thật để kiểm duyệt. 

10.000 nhân viên chuyên trách đã được thuê, nhưng liệu họ có đủ khả năng giúp YouTube giải quyết bài toán khó này không? Đại diện của một công ty công nghệ trong nước cho biết thực tế YouTube vẫn để lọt khoảng 20-30% nội dung xấu độc. Với hàng tỷ nội dung như đã nói ở trên, 20-30% thực sự là một con số rất lớn. 

Quy trách nhiệm cho người dùng

Với nhiều lớp chính sách sử dụng, YouTube rất khôn ngoan trong việc quy hết trách nhiệm cho người dùng. Đặc biệt, với lớp vỏ an toàn giới hạn độ tuổi (age-restricted), YouTube có lý do để chừa cho các clip xấu độc một con đường tồn tại trên nền tảng này. 

Bởi lẽ chính sách của YouTube quy định rất rõ video giới hạn độ tuổi (18+) có chứa nội dung bạo lực, ngôn ngữ thù địch, chửi bậy, gợi dục, các hoạt động nguy hiểm, hình ảnh khỏa thân. Như vậy, một khi video được gắn mác 18+, YouTube nghiễm nhiên an toàn trước sự công kích của người dùng bởi điều khoản sử dụng đã ghi cụ thể. 

{keywords}
Giới hạn độ tuổi 18+ là cách khôn ngoan để YouTube đẩy trách nhiệm cho người dùng.

Tất nhiên, người dùng phải có một phần trách nhiệm không nhỏ khi đã 18 tuổi và đồng ý xem những video như vậy. Nhưng thực tế là việc đăng ký tài khoản Google liên kết với YouTube không hề có bất cứ rào cản hay xác nhận độ tuổi nào. Đồng nghĩa với việc ai cũng có thể đăng ký một nick trên 18 tuổi một cách dễ dàng. 

Ngoài ra, mặc dù YouTube khuyến khích các biện pháp báo cáo vi phạm (report) từ người dùng. Thế nhưng, thật kỳ lạ khi những video của Khá Bảnh hay thánh chửi Dương Minh Tuyền chỉ bị xóa khi báo chí phản ánh và cơ quan chức năng vào cuộc. NTN Vlogs, kênh YouTube bị ném đá nhiều nhất Việt Nam, cũng không hề hấn gì dù người dùng liên tục kêu gọi lập hội nhóm để report kênh này. 

Clip rác làm giàu cho YouTube

Như đã biết, để kích thích những người làm nội dung, YouTube có một cơ chế chia sẻ doanh thu gọi là bật kiếm tiền (monetization). Để được bật kiếm tiền, người dùng chỉ cần có trên 1.000 subs và tổng 4.000 giờ xem video trong 12 tháng trước.

Nhưng YouTube không ngay lập tức trả tiền cho các chủ kênh đã được bật kiếm tiền, mà thường gửi hóa đơn tổng tiền kiếm được (gọi tắt là tổng tiền) và trả sau khoảng 2 tháng. Trong khoảng thời gian này, nếu có bất cứ vấn đề gì về bản quyền (thuật ngữ gọi là ăn gậy hoặc cắm cờ), bị report dẫn đến tắt kiếm tiền, chủ kênh sẽ không nhận được một đồng nào.

{keywords}
YouTube thu lợi từ việc dung tung cho clip rác.

Cho đến khi kháng cáo thành công và được bật kiếm tiền trở lại, chủ kênh mới nhận lại được số tiền mình kiếm được của tháng đó. Vấn đề nảy sinh ở đây chính là YouTube đã nhận tiền quảng cáo từ nhà mua quảng cáo, hoàn tất việc hiển thị nó trong các video nhưng không chia sẻ lại doanh thu cho chủ kênh.

Đến đây hẳn nhiều người cũng đã hình dung ra lý do tại sao YouTube vẫn dung túng cho các video xấu độc, clip rác tràn lan. Bởi càng nhạy cảm càng có nguy cơ bị tắt kiếm tiền, các video này lại càng giúp cho YouTube không phải chia sẻ doanh thu và người thiệt nhất chính là nhà sáng tạo nội dung, những người ngày đêm tạo nội dung xấu độc làm lợi cho YouTube và đầu độc người Việt.

Phương Nguyễn

Con trai bà Tân Vlog bị xử phạt và vấn nạn "câu view" của YouTuber Việt

Con trai bà Tân Vlog bị xử phạt và vấn nạn "câu view" của YouTuber Việt

Đằng sau con số triệu view là khoản tiền quảng cáo béo bở mà các nhà sáng tạo nội dung nghĩ rằng mình sẽ được YouTube trả.