Cobot là những cánh tay robot tự động sử dụng trong các nhà máy. Theo dự đoán của các công ty phân tích, thị trường tự động hóa Việt Nam sẽ đạt trị giá 184,5 triệu USD vào năm 2021.

Tốc độ tăng trưởng tự động hóa nhanh chóng là nhờ việc ứng dụng các công nghệ mới, trong đó có robot và các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy. Bên cạnh loại robot truyền thống dùng trong công nghiệp, vài năm trở lại đây, thị trường robot trên thế giới xuất hiện một công nghệ mới với tên gọi robot hợp tác (cobot).

Được thiết kế một cách gọn nhẹ, chắc chắn và linh hoạt cobots có khả năng làm việc trong không gian nhỏ và ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau. So với robot công nghiệp truyền thống, cobots có giá rẻ hơn và chi phí thiết lập cũng ít hơn.

{keywords}
Hoạt động của những cánh tay robot được điều khiển từ xa thông qua chiếc tablet.

Với những tính năng an toàn sẵn có, người lao động có thể làm việc với cobots ở cự li gần một cách an toàn mà không phải lắp đặt hàng rào an toàn. Đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp ở mọi quy mô tiếp cận với quá trình tự động hóa. Tại Việt Nam, cobots được triển khai trong những ngành công nghiệp như ô tô, điện tử, dệt may, giày dép và công nghiệp chế biến thực phẩm.

Theo Bà Shermine Gotfredsen, Tổng Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương của Universal Robots, nhu cầu về Cobot đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Đây là thời điểm các doanh nghiệp nhận thức ngày một rõ hơn tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ tiên tiến và robot để duy trì lợi thế cạnh tranh. Universal Robots hiện đang dẫn đầu trên thế giới về cobots với thị phần toàn cầu đạt 58%, hơn tất cả các đối thủ cạnh tranh cộng lại.

{keywords}
Công nghệ Cobot đang dần phổ biến tại các nhà máy ở Việt Nam.

Cobots mang lại lợi ích vô tận cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, vì chúng làm tăng năng suất, cải thiện chất lượng đầu ra. Việc sớm áp dụng công nghệ tự động hóa sẽ cho phép các nhà sản xuất vượt trội hơn đối thủ của mình, giúp họ giải quyết nhiều vấn đề như gia tăng chi phí hoạt động, cung cấp môi trường làm việc an toàn. Đây là điều cần thiết để các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động và duy trì được tính cạnh tranh.

Trong khu vực Đông Nam Á, việc triển khai robot ở Việt Nam vẫn còn giữ ở mức khiêm tốn. Hiện Singapore đang là nước dẫn đầu về việc sử dụng robot với 488 con/10.000 lao động, tiếp theo là Thái Lan và Malaysia với 45 con và 34 con trên mỗi 10.000 lao động. Việc thúc đẩy công nghệ tự động hóa là một thành tố quan trọng trong việc tiến tới cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Trọng Đạt

Việt Nam hội nhập CMCN 4.0: Tự sản xuất ô tô, robot, vệ tinh nhân tạo

Việt Nam hội nhập CMCN 4.0: Tự sản xuất ô tô, robot, vệ tinh nhân tạo

Ô tô VinFast, vệ tinh viễn thám, cánh tay robot hay thậm chí là lá nhân tạo đều là những thành tựu nổi bật của các công ty công nghệ Việt Nam nhằm theo kịp bước tiến của cuộc CMCN 4.0.

Robot Sophia nói gì về Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam?

Robot Sophia nói gì về Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam?

Tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 sáng 13/7 tại Hà Nội, robot Sophia đã trả lời nhiều câu hỏi về Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam.

Robot chống cận thị mini, giúp trẻ ngồi đúng tư thế học bài

Robot chống cận thị mini, giúp trẻ ngồi đúng tư thế học bài

Ngoài khả năng chống cận thị, robot Captain Eye còn giúp phụ huynh có thể theo dõi hoạt động của trẻ và biết được trẻ có thực sự ngồi vào bàn học hay không.

Robot Sophia thả dáng với áo dài trong lần đầu đến Việt Nam

Robot Sophia thả dáng với áo dài trong lần đầu đến Việt Nam

Sophia chính là robot đầu tiên được cấp quyền công dân trên thế giới. Công dân robot này cũng nổi tiếng với câu nói “tôi sẽ hủy diệt loài người”.