AC LED: Công nghệ đèn LED thế hệ mới

Đèn LED viết tắt của Light-Emitting-Diode có nghĩa là “đi-ốt phát sáng”, là một nguồn sáng phát sáng khi có dòng điện tác động lên nó.

{keywords}

Đèn LED cho đô thị thông minh - Ảnh minh hoạ

Ngày nay, đèn LED hiện đại có tuổi thọ dài hơn, tạo ra được ánh sáng chất lượng tốt hơn và tiết kiệm điện năng hơn so với đèn cao áp. Tuy nhiên, theo thống kê ở Mỹ, loại đèn này thường gặp vấn đề ở bộ nguồn (Power Supply, hay còn gọi là bộ Ballast hoặc SMPS).

Trước thách thức nói trên của đèn LED truyền thống, liên minh gồm 30 nhà sản xuất công nghệ bán dẫn ở Hàn Quốc và trường đại học Bách khoa Hàn Quốc đã nghiên cứu phát triển thành công công nghệ đèn LED mới không cần dùng thiết bị Ballast với tên gọi AC LED.

Với tiến bộ công nghệ này, loại đèn LED mới trở nên thon gọn, ít tốn vật liệu sản xuất và đảm bảo được tuổi thọ so với đèntruyền thống. Từ đó, nó đem lại những lợi ích vượt trội so với các công nghệ đèn đô thị trước đó.

Với những lợi thế nói trên, có thể nói, đèn công nghệ AC LED chính là một chọn lựa rất phù hợp cho thị trường Việt Nam trong quá trình chuyển đổi công nghệ đèn đường truyền thống lên công nghệ LED.

AC LED 4.0: Đèn LED thông minh cho đô thị thông minh.

Theo thống kê trong báo cáo “Smart City Use Cases & Technology Adoption Report 2020” do hãng IoT Analytics phát hành, phỏng vấn lãnh đạo 50 thành phố lớn nhất trên thế giới (Luân Đôn, Bắc Kinh, Berlin, New York,..), kết quả cho thấy tốp đầu là các giải pháp về quản lý giao thông thông minh, tiếp đó là đèn đường thông minh và hệ sinh thái đi kèm (quan trắc môi trường, đo lường chất lượng không khí, đo lường tiêu thụ năng lượng, cảnh báo cháy nổ..). Như vậy, lĩnh vực chiếu sáng đô thị có thể là một bước đột phá nếu được chọn lựa và quan tâm đúng mức, đặc biệt là tính khả thi về mặt công nghệ và dễ dàng nâng cấp.

Hơn 30 năm qua, trên tất cả 800 đô thị của nước ta đều có hệ thống chiếu sáng công cộng, từ đường phố, công viên, không gian công cộng cho đến ngõ phố. Tuy nhiên, công nghệ hệ thống chiếu sáng công cộng ở Việt Nam chủ yếu vẫn là đèn cao áp vốn đã lạc hậu khá xa so với xu hướng chiếu sáng trên thế giới. Tại hội thảo bàn tròn “Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng – Thực trạng và giải pháp” do Hội Chiếu sáng Việt Nam tổ chức vào đầu năm 2016, ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Chiếu sáng Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Hapulico cho biết: “Hiện nay, hệ thống đèn LED dùng cho chiếu sáng công cộng chỉ chiếm khoảng 5%”.

Nâng cấp hệ thống chiếu sáng truyền thống thành hệ thống chiếu sáng LED thông minh đang là xu hướng được nhiều thành phố lớn trên cả thế giới áp dụng trong hành trình chuyển đổi thành đô thị thông minh: Miami, Paris, Madrid, Los Angeles…

Với công nghệ đèn AC LED kết nối 4.0, các thiết bị không dây kết nối IoT có thể điều khiển cường độ dòng điện đi qua bóng LED bán dẫn, từ đó cho phép giảm cường độ chiếu sáng (dimming) ở những thời điểm ít sử dụng đèn đường, giúp giảm tiêu thụ điện lên đến 75% mà vẫn duy trì chất lượng chiếu sáng khi cần thiết, giảm 70% chi phí bảo trì, bảo dưỡng hệ thống.

Công ty Cổ phần Công nghệ VIoT là một trong các đơn vị tiên phong trong việc cung cấp giải pháp chiếu sáng thông minh – đồng thời, cũng mở ra nền tảng kết nối mạng lưới cảm biến không dây phục vụ cho quản lý đô thị thông minh. Giải pháp của VIoT đã được ứng dụng tại thành phố Buôn Ma Thuột, Sân bay Buôn Ma Thuột, sân golf EcoPark, khu công nghiệp của Tập đoàn VRG, khu công nghiệp của Tập đoàn Trung Nam..

Mới đây, trong tháng 4/2021, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) có buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Cần Thơ về dự án thành phố thông minh và tiết kiệm năng lượng tại Cần Thơ (SEECP Cần Thơ). Theo đề xuất của ADB, dự án có tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 67,29 triệu USD (tương đương trên 1.560 tỷ đồng), dự kiến dùng để phát triển cơ sở hạ tầng thành phố thông minh và tiết kiệm năng lượng với đèn LED và công nghệ thông minh trong chiếu sáng công cộng và các tòa nhà công cộng.

Như vậy, có thể nói, xu hướng ứng dụng nâng cấp hệ thống chiếu sáng thông minh chính là điểm khởi đầu trong việc giải bài toán tốt ưu hóa tiêu thụ năng lượng, nâng cao chất lượng chiếu sáng đô thị, giảm tác động đến môi trường và hình thành nền tảng phục vụ quản lý đô thị thông minh trong tương lai.

Lê Mỹ

Đô thị thông minh không thể thiếu chiếu sáng thông minh

Đô thị thông minh không thể thiếu chiếu sáng thông minh

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi cho biết, đô thị thông minh phải hướng tới việc đặt con người là trung tâm và ánh sáng phải thay đổi để thích ứng với nhu cầu của con người.