Du lịch qua công nghệ thực tế ảo

Huế, Đà Nẵng và Thái Nguyên đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) để phát triển du lịch trực tuyến trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp hiện nay. Với công nghệ thực tế ảo này, khách du lịch chỉ cần ngồi tại nhà click chuột hoặc sử dụng điện thoại thông minh, là có thể khám phá các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hay những địa điểm du lịch nổi tiếng tại các tỉnh thành nói trên. 

{keywords}

Một địa điểm du lịch tại Đà Nẵng

Cụ thể, với ứng dụng VR360 “Một chạm đến Đà Nẵng”, tại địa chỉ http://vr360.danangfantasticity.com sẽ giúp cho du khách khám phá các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng mà mình muốn tham quan. Hình ảnh các điểm du lịch, khu di tích lịch sử hay các danh lam thắng cảnh được quét lên với công nghệ VR360, giúp người xem có thể khám phá toàn diện nơi mình muốn tham quan một cách dễ dàng. Ngoài ra, khi khám phá các tour du lịch ảo này, người tham gia cũng được nghe thuyết minh tự động, cùng công nghệ dẫn đường dễ dàng di chuyển hay  trò chuyện trực tuyến với Trung tâm hỗ trợ du khách… 

Ngoài Đà Nẵng thì Huế và Thái Nguyên đang đẩy mạnh công nghệ thực tế ảo để phát triển du lịch của tỉnh nhà. Trong đó, đáng chú ý tại Thái Nguyên đã triển khai bản đồ số và tour du lịch thực tế ảo tại khu di tích lịch sử ATK Định Hoá. Còn Thừa Thiên Huế cũng ban hành kế hoạch về việc triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số ngành văn hóa và thể thao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, 100% di tích, bảo tàng, điểm văn hoá tại Huế sẽ được cung cấp dịch vụ thực tế ảo, có thuyết minh tự động giúp du khách trải nghiệm các điểm du lịch một cách dễ dàng hơn.

Phát triển các tour du lịch trực tuyến

Bên cạnh ứng dụng công nghệ thực tế ảo, Thái Nguyên không ngừng ứng dụng CNTT nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch trực tuyến của tỉnh nhà. Cụ thể, tỉnh đẩy mạnh quảng bá các tour du lịch trực tuyến qua website thainguyentourism.vn, cổng du lịch thông minh mythainguyen.vn, tăng cường quảng bá du lịch trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, YouTube…

Tương tự, Tuyên Quang cũng có một số tour du lịch trực tuyến như trải nghiệm làm bún khô ngũ sắc Đà Vị, khám phá ruộng bậc thang Hồng Thái, giới thiệu các lễ hội độc đáo của tỉnh nhà…

Còn tại Hà Giang, các tour du lịch tìm hiểu về bản sắc văn hoá các dân tộc, khám phá ruộng bậc thang, đặc sản của tỉnh hay văn hoá trà… cũng được giới thiệu thông qua các hình ảnh và video trên các nền tảng trực tuyến như YouTube, Facebook… nhằm quảng bá rộng rãi đến du khách trong nước và quốc tế.  

Ninh Bình là một trong những tỉnh chú trọng đầu tư phát triển du lịch trực tuyến nhằm thích nghi với tình hình mới. Theo đó, từ ngày 19/9 đến 26/12/2021, Ninh Bình chính thức giới thiệu các tour du lịch trực tuyến để quảng bá các danh lam thắng cảnh, các địa điểm du lịch trên địa bàn.

Cụ thể, trên trang Facebook Trung tâm xúc tiến du lịch Ninh Bình, các hướng dẫn viên tại khu di tích lịch sử hay các danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch sẽ tiến hành livestream giới thiệu các tour du lịch trực tuyến đến du khách trên cả nước.

Trong chương trình đầu tiên ngành du lịch đã chọn livestream “Khám phá cố đô Hoa Lư” để giới thiệu khu di tích lịch sử này của tỉnh nhà. Chương trình thu hút rất nhiều lượt xem cũng như lượt chia sẻ trên mạng xã hội Facebook.  

Sau tour khám phá cố đô ở trên, hàng loạt địa điểm du lịch nổi tiếng ở Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, khu du lịch Tràng An, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Nhà thờ đá Phát Diệm… cũng sẽ được giới thiệu. Đặc biệt các món ăn ngon, đặc sản như miến lươn, mắm tép Gia Viễn, nem chua Yên Mạc, dê ủ trấu, cá rô Tổng Trường… đều xuất hiện trong các tour du lịch trực tuyến. 

Lê Mỹ

 

Khách sạn, làng du lịch phải công khai mã QR an toàn phòng dịch Covid-19

Khách sạn, làng du lịch phải công khai mã QR an toàn phòng dịch Covid-19

Tất cả cơ sở lưu trú du lịch như: khách sạn, làng du lịch, nhà nghỉ du lịch… phải công bố mã QR tại sảnh đón tiếp hoặc khu vực dễ quan sát để du khách du có thể kiểm tra, giám sát mức độ an toàn phòng dịch Covid-19.