Thông tin nêu trên vừa được đại diện Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia cho biết.
Theo đơn vị này, nếu áp dụng theo cách truyền thống, thủ công khó có thể tìm ra nhanh chính xác như vậy. Có được kết quả nhanh chóng như trên là bởi thời gian qua Hà Nội đã đẩy mạnh việc yêu cầu quét mã QR khi đến các địa điểm công cộng.
Tính đến ngày 3/8, trên cả nước đã có 42,31 triệu lượt tải ứng dụng Bluezone. |
Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội đã liên tục kêu gọi người dân thực hiện khai báo y tế trên trang tokhaiyte.vn hoặc các ứng dụng Bluezone và NCOVI, nhất là với những người có biểu hiện ho, sốt, đau họng. Việc khai báo y tế đã khẳng định hiệu quả khi giúp các cơ quan y tế kịp thời phát hiện ra những ca nhiễm dịch trong cộng đồng nhằm chặn đứng, khóa chặt nguồn lây nhiễm.
Ngày 2/8, Hà Nội tiếp tục phát động người dân khai báo y tế hàng ngày trên các ứng dụng công nghệ. Chỉ sau 1 ngày, số lượng khai báo y tế trên các ứng dụng công nghệ đã tăng gấp đôi.
Đại diện Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia cho biết: “Trung tâm công nghệ phòng, chống Covid-19 quốc gia khuyến nghị người dân khai báo y tế hàng ngày và xuất trình mã QR khi tới nơi công cộng. Các địa điểm cần thực hiện nghiệm việc quét mã QR của người đến. Với sự hỗ trợ của công nghệ, chúng tôi tin rằng sẽ sớm kiểm soát tốt dịch bệnh”.
Nền tảng hỗ trợ giúp phát hiện nhanh các trường hợp liên quan đến ca mắc Covid-19, là một giải pháp trong bộ công cụ công nghệ được Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia phát triển để hỗ trợ công tác phòng chống dịch, bên cạnh các nền tảng: Khai báo y tế và quản lý vào ra bằng QR Code, quản lý tiêm chủng, quản lý lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm, giám sát cách ly và nền tảng phân tích số liệu phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo.
Theo ông Đỗ Lập Hiển, thành viên thường trực Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia, đối với những địa bàn chưa xuất hiện nhiều ca nhiễm Covid-19, việc phát hiện nhanh, khoanh vùng dập dịch là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Mục đích của việc phát hiện nhanh người tiếp xúc với ca bệnh là để tổ chức xét nghiệm, cách ly, xử lý kịp thời, ngăn chặn không để dịch lây lan ra cộng đồng.
Sau khi xác định được thời điểm ca nhiễm xuất hiện tại một “mốc dịch tễ”, dữ liệu sẽ tiếp tục được khai thác để phát hiện nhanh những người xuất hiện cùng lúc với ca nhiễm. Việc phát hiện nhanh tiếp xúc gần bằng cách khai thác lịch sử tiếp xúc trên điện thoại có cài Bluezone và bật Bluetooth của ca nhiễm.
“Sau khi thực hiện truy vết bằng Bluezone, cơ quan chức năng sẽ lập danh sách những người tiếp xúc với ca nhiễm để liên hệ, xác minh bằng các nghiệp vụ y tế. Trong đợt thứ tư dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, tính đến ngày 2/8, Trung tâm công nghệ phòng chống Covid-19 quốc gia đã phối hợp cùng các địa phương truy vết hàng ngàn ca nhiễm/ ca nghi nhiễm và đã xác định được hàng chục ngàn ca có liên quan”, ông Đỗ Lập Hiển thông tin thêm.
Theo thống kê, tính đến ngày 3/8, toàn quốc đã có 42,31 triệu lượt tải ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone, tăng 11.778 ngàn so với 28/4 – thời điểm bắt đầu đợt dịch thứ tư, chiếm 44,12% dân số. Tại Hà Nội, đã có hơn 3,1 triệu lượt cài ứng dụng Bluezone, chiếm 39.22% dân số, xếp thứ 7 trong cả nước. Về triển khai QR Code phục vụ khai báo y tế, quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng, hỗ trợ truy vết nhanh khi phát hiện ca nhiễm mới, đến ngày 3/8, cả nước đã có hơn 1 triệu điểm đăng ký điểm đăng ký, trong đó có hơn 67.000 điểm ghi nhận hoạt động. |
Vân Anh
Địa phương đẩy mạnh giải pháp quét mã QR kiểm soát người vào, ra hỗ trợ truy vết
Quản lý vào, ra các địa điểm công cộng, nơi tập trung đông người bằng cách quét mã QR là giải pháp được đánh giá đặc biệt quan trọng để hỗ trợ các địa phương truy vết, khoanh vùng dập dịch Covid-19 nhanh chóng.