(Ảnh: Nikkei) |
Ngày 30/8, GoTo cho biết 6 tháng đầu năm nay lỗ 14,17 nghìn tỷ rupiah (955 triệu USD), gần gấp đôi cùng kỳ năm 2021 ngay cả khi doanh thu tăng 32%. Cụ thể, doanh thu nửa đầu năm đạt 3,3 nghìn tỷ rupiah. Đây là báo cáo kết quả kinh doanh quý thứ hai của GoTo kể từ khi lên sàn chứng khoán hồi tháng 4, cho thấy các thách thức gặp phải trên con đường sinh lời.
GoTo thành lập tháng 5/2021 sau khi sáp nhập ứng dụng gọi xe, giao đồ ăn Gojek với sàn thương mại điện tử Tokopedia. Ngoài GoTo, Indonesia còn có một kỳ lân khác là Bukalapak.
Dù thua lỗ, GoTo bày tỏ lạc quan rằng tình hình sẽ thay đổi, nhắc đến tăng trưởng trong tổng giá trị giao dịch và tổng doanh thu năm 2021 và quý đầu năm nay. GoTo không phải hãng công nghệ Đông Nam Á duy nhất vật lộn với việc kiếm tiền.
Grab, đối thủ của GoTo, cuối tuần trước báo cáo lỗ 572 triệu USD trong quý II, giảm 29% so với mức lỗ 801 triệu USD một năm trước đó. Trong khi đó, doanh thu đạt kỷ lục 321 triệu USD, tăng 79%, phản ánh nhu cầu giao hàng và gọi xe mạnh mẽ.
Grab kỳ vọng mảng giao đồ ăn sẽ hòa vốn vào quý I/2023 và mảng giao hàng nói chung hòa vốn vào quý II/2023, sớm hơn tương ứng 1 và 2 quý so với kế hoạc ban đầu nhờ chi phí cố định thấp hơn và giảm bớt ưu đãi. Trong cuộc điện thoại với các nhà đầu tư, CEO Grab Anthony Tan tự tin sẽ giải quyết được các thách thức phía trước, tăng trưởng doanh thu bền vững và tăng tốc trên con đường lợi nhuận.
Để làm điều này, Grab nói sẽ tập trung hơn vào các khách hàng “chất lượng cao”, những người ít nhạy cảm với ưu đãi và sử dụng dịch vụ tần suất cao. Dù vậy, ông Tan cảnh báo nó sẽ phải đánh đổi tăng trưởng giao dịch.
Du Lam (Theo Nikkei)
Các hãng taxi truyền thống giảm cước gây áp lực lên taxi công nghệ
Theo dự kiến, nhiều hãng taxi sẽ giảm giá cước trong vài ngày tới. Điều này sẽ gây thêm các áp lực giảm giá đối với hãng xe công nghệ