Theo Bloomberg, Gilimex, một doanh nghiệp trong nước tiến hành vụ kiện sàn thương mại điện tử Amazon vì lý do đơn hàng bị thu hẹp. Nhà máy sản xuất gặp khó khăn do không có đơn hàng, dư thừa năng lực sản xuất và nguyên liệu.

Từ năm 2014, Gilimex trở thành đối tác chính của Amazon. Doanh nghiệp đầu tư hàng chục triệu USD vào nhà xưởng, xây dựng kho chứa hàng hoá của Amazon. Hơn 7.000 nhân viên làm việc tại các nhà máy để sản xuất hơn 1 triệu đơn vị thùng hộp đựng đồ mỗi năm. Số lượng sản xuất cho Amazon tăng gấp 20 lần trong suốt 8 năm qua.

Doanh nghiệp này còn điều chỉnh công suất nhà máy, sắp sếp nhân viên đáp ứng nhu cầu cho Amazon nhằm đáp ứng đơn hàng tăng đột biến trong thời điểm dịch bệnh.

Tháng 4-5/2022, Amazon thay đổi và giảm nhu cầu dự kiến trong khoảng thời gian còn lại của năm 2022-2023.

Một công ty Việt kiện gã khổng lồ Amazon, đòi bồi thường 280 triệu USD. (Ảnh: NYT)

Theo đơn kiện gửi lên Tòa án Tối cao New York (Mỹ), Amazon là khách hàng lớn nhất, với các đơn đặt hàng trị giá 146,6 triệu USD vào năm 2021. Nhằm đáp ứng nhu cầu cho sàn thương mại điện tử này, doanh nghiệp đã từ chối nhiều khách hàng lớn khác như IKEA, Columbia Sportswear, di dời các cơ sở sản xuất và đóng đóng gói.

Amazon đạt được mức tăng doanh thu chưa từng có trong thời kỳ đại dịch phần lớn là do sự bùng nổ về lượng đặt hàng trực tuyến. Còn ban lãnh đạo và người lao động của Gilimex mạo hiểm hàng ngày để lập kỷ lục theo đúng nghĩa đen.

Gilimex tố Amazon thực hiện thương mại không công bằng, vi phạm hợp đồng và vi phạm nghĩa vụ ủy thác. 

Theo The New York Post, đại diện Công ty luật Kasowitz Benson Torres, ông Marc Kasowitz, cho rằng, Gilimex đóng vai trò quan trọng đối với thành công chưa từng có của Amazon.com, kể cả trong đại dịch.

Nhu cầu của Amazon khiến Gilimex phải đầu tư đáng kể vào các nhà máy. Doanh nghiệp này đang tồn kho và nguyên liệu thô vô giá trị.

Gilimex yêu cầu khoản bồi thường thiệt hại khoảng 280 triệu USD để bù đắp chi phí, bao gồm chi phí cho các thùng chứa mà công ty đã sản xuất, nguyên liệu thô mà công ty đã mua và các khoản đầu tư vào các cơ sở sản xuất trong thời kỳ đại dịch.

Người phát ngôn của Amazon cho biết công ty chưa có bình luận gì về vấn đề này.

Tỷ phú Ấn Độ giàu nhanh, vượt cả ông chủ AmazonTỷ phú Ấn Độ Gautam Adani đã trở thành người giàu thứ 3 thế giới trong một thời gian ngắn vào chiều qua khi giá trị tài sản ròng của ông tăng lên 150,6 tỷ USD trên bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes.