Cuộc chiến smartphone: kẻ thắng, người thua và những bài học đắt giá (phần 1)

Thận trọng tại những thị trường chưa khai thác

Vào thời điểm mà những tay chơi mạnh hơn nhiệt tình tham gia vào cuộc chiến bằng sáng chế, các nhà sản xuất châu Á lại đứng bên lề và âm thầm xây dựng kho sáng chế của riêng mình, tập trung vào việc gắn các sở hữu trí tuệ của mình vào các tiêu chuẩn viễn thông. Các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc đang rất nghiêm túc tuân theo các quy tắc thương mại công bằng trong cấp quyền sáng chế. Hàn Quốc đã đưa nó thành luật và có hiệu lực vào tháng 12/2015, theo sau đó là Trung Quốc. Thị trường châu Âu và Mỹ đang theo dõi những động thái đó của thị trường châu Á và ấn tượng với sự cân bằng khó khăn giữa duy trì tính cạnh tranh với khuyến khích sự sáng tạo. Tuy nhiên, những nhà sản xuất smartphone này lại liên tục mắc sai lầm như Apple, Google và Samsung đã mắc phải trong những năm đầu. Huawei xuất hiện như một công ty có số bằng sở hữu trí tuệ đáng sợ tại Trung Quốc và thậm chí còn chơi trò chiến lược tại Mỹ. Dù mới chân ướt chân ráo vào thị trường Mỹ, Huawei đã cáo buộc Samsung và T-Mobile vi phạm bản quyền đối với bằng sáng chế 4G-LTE của họ. Tuy nhiên, các quốc gia châu Á có lẽ chưa hiểu được sự cần thiết của việc củng cố quyền sở hữu trí tuệ trên quy mô toàn cầu trước khi bước chân vào một thị trường mới. Đây là một bài học mà các công ty như Xiaomi, Gionee và Lava đã học được với giá đắt tại thị trường Ấn Độ.

Ấn Độ là thị trường tiêu dùng di động lớn thứ hai trên thế giới, một thị trường màu mỡ cho các nhà sản xuất. Dù thiếu sự bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Ấn Độ, các nhà sản xuất smartphone châu Á, đặc biệt là các nước Trung Quốc, đang cố gắng giành lấy thị phần lớn tại quốc gia này. Nguy cơ này sẽ khiến họ phải đối mặt với cơn giận dữ của gã khổng lồ Ericsson. Hãng này đã cáo buộc vi phạm 8 bản quyền sáng chế, gồm cả các sáng chế tiêu chuẩn, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ấn Độ. Ericsson đã thắng lớn, khuyến khích những công ty như Samsung, LG và Sony xem xét việc đăng ký sáng chế và kiếm tiền từ bằng sáng chế tại Ấn Độ.

Microsoft đã bước chân vào cuộc đua máy tính cá nhân từ lâu và thiết lập được một giao diện phổ biến, vững chắc với quyền sở hữu các ứng dụng của Windows. Microsoft bảo vệ con bài then chốt Windows của mình với quyền sở hữu chặt chẽ và mạnh mẽ, không chùn bước trước bất kỳ mối đe dọa nào, kể cả từ Mac. Apple cũng cố gắng đi con đường như vậy khi ra mắt iPhone vào năm 2007. Nó được hỗ trợ với một giao diện đẹp và kho ứng dụng phong phú, nhưng trong môi trường được bảo vệ bản quyền.

Google theo sát trong cuộc đua với chiến lược trên toàn cầu. Nó biến Android thành một nguồn mở, tăng tính linh hoạt khi áp dụng và trở thành lời mời gọi hấp dẫn đối với những ai không thích kho ứng dụng “đặc quyền” của Apple. Android thành công ngay lập tức và chứng minh rằng bảo vệ các sở hữu trí tuệ quá mức có thể giúp các sản phẩm công nghệ cao ra đời ngay cả trong nguồn mở.

Câu chuyện của Microsoft, Apple và Google cho ta thấy, hoạt động trong một môi trường mở hay môi trường được bảo vệ bản quyền không phải là vấn đề, miễn là sản phẩm của bạn xác định và bắn đúng mục tiêu. Các công ty công nghệ đang tấn công vào thị trường công nghệ tổng hợp trong tương lai với Mạng Internet kết nối vạn vật hay những công nghệ tương tự, cần đánh giá rồi đặt chân vào thị trường ngay từ giai đoạn đầu. Gia nhập thị trường sớm giúp họ xây dựng được các sản phẩm chuyên biệt cho người tiêu dùng để mở rộng thị trường. Việc quan trọng không kém là xây dựng một hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh và hiệu quả đối với cac công nghệ cốt lõi. Ví dụ các công ty dự định tấn công vào thị trường Internet kết nối vạn vật nên xây dựng hệ thống bảo vệ sở hữu trí tuệ đối với những công nghệ như giao thức truyền thông, công nghệ cảm ứng và bộ ghi xử lý.

Dự báo những làn sóng công nghệ mới và thích ứng với chúng

Intel là ông trùm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ công nghệ về máy tính cá nhân và phân khúc vi xử lý máy chủ (server processors). Tuy nhiên nó lại không thể dẫn đầu trong công nghệ smartphone. Nguyên nhân có thể là Intel đã không dự báo đúng được những dấu hiệu thay đổi và không thích ứng được với kỷ nguyên mới. Intel coi thị trường di động là khu vực lợi nhuận thấp. Do đó, nó đã bán nhánh công nghệ ARM của mình vào năm 2006 và từ chối đề nghị làm vi xử lý cho iPhone của Steve Jobs.

Intel đã hoãn công bố hệ thống chip xử lý tích hợp giữa modem giao tiếp với các bộ vi xử. Qualcomm, ngược lại, lại hưởng lợi từ sự vắng mặt này của Intel. Hãng này có bộ xử lý hình ảnh mạnh, công nghệ không dây và các ứng dụng tốt. Qualcomm chiếm được vị trí quan trọng trong việc phát triển công nghệ đa truy cập và phân chia theo mã (Code Division Multiple Access). Tuy nhiên, nó cũng hiểu được tầm quan trọng của việc thích ứng với công nghệ 4G-LTE, công nghệ truyền thông hiện đại nhất hiện nay. Tầm nhìn này của Qualcomm cùng với những nghiên cứu sau đó của hãng là kết quả từ sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chặt chẽ. Những nỗ lực phi thường của Qualcomm để trụ lại thị trường Trung Quốc, nơi nó vừa bước chân vào, đã chứng minh quyết tâm và khả năng công nghệ của hãng này.

InterDigital và Tessera là hai ví dụ khác trong trường hợp này. Việc đăng kí sở hữu sáng chế của hai công ty này luôn theo kịp thời đại và tạo ra được một kho sáng chế phong phú trong các thị trường ngách của giới công nghệ viễn thông. Tessera tập trung vào mảng vi điện tử, hình ảnh và công nghệ thị giác – những lĩnh vực đem lại doanh thu nhiều nhất cho công ty này. Quyền sở hữu trí tuệ đã tạo ra một cơ sở vững chắc cho các nhà sản xuất smartphone trong lĩnh vực camera và giúp nó phát triển lộ trình xây dựng bằng sáng chế.

Tìm kiếm các cơ hội bổ sung

30 năm trước, Steve Jobs đã dự báo về kỷ nguyên của những trung tâm phân phối phần mềm. Hiện nay, nó đã trở thành một phần thiết yếu của bất kỳ smartphone nào và được gọi là ứng dụng di động. Đã 10 năm kể từ khi iPhone ra mắt với một kho các ứng dụng. Google theo sau với Google Play và rất nhiều các công ty khác nữa. Kể từ đó, smartphone và ứng dụng di động đã trở thành cặp đôi không thể tách rời. Kỷ nguyên smartphone đã mở đường cho nhiều ngành kinh doanh. Các thiết bị di động trở thành một nền tảng dễ sử dụng để nâng cao thương hiệu và thúc đẩy doanh thu cho các ngành kinh doanh.

Ứng dụng phát triển với tốc độ nhanh hơn smartphone rất nhiều. Ngoài ra, ứng dụng còn cần chú ý tới hệ điều hành và khả năng nâng cấp. Cuộc chiến smartphone mở ra những con đường thênh thang cho các nhà phát triển ứng dụng trong các lĩnh vực như giao diện người dùng, hệ điều hành hay tính năng của điện thoại di động. Xem xét đến thực tế rằng chi phí phát triển ứng dụng di động khá thấp, ta sẽ thấy sự kết hợp thú vị giữa các hoạt động xin cấp bằng sáng chế, quyền sở hữu thương hiệu… trong hoạt động sở hữu trí tuệ của họ. Dù sự kết hợp đó có dùng lá chắn nào, điều dễ thấy là một công ty hoạt động dựa vào ứng dụng thì sẽ có lợi về lâu dài. Ví dụ như Whatsapp với toàn bộ việc kinh doanh vận hành trên không gian của ứng dụng di động. Khi Facebook nhận ra rằng các khách hàng của mình đang mất dần hứng thú với việc đăng tải những thông tin cá nhân, hãng này thấy phương thức giao tiếp kỹ thuật số và bảo mật của Whatsapp là một nền tảng hoàn hảo để lấy lại chỗ đứng trong lĩnh vực truyền thông trên mạng xã hội và đã mua lại W với giá 19 tỉ USD.

WhatsApp, Facebook, YouTube, Google Search, Google Maps, Instagram – chỉ là vài trong hàng trăm ứng dụng di động được sử dụng trên toàn cầu. Không có công ty nào ở trên chế tạo smartphone; thay vào đó, chúng tận dụng smartphone để xây dựng cơ sở khách hàng cho mình. Bù lại, sự thuận tiện khi dùng các ứng dụng này sẽ tạo ra thị trường lớn hơn cho các hãng chế tạo smartphone.

Cuối cùng, tất cả bí quyết đều ở việc giữ vững nền tảng. Những kẻ bước chân vào cuộc chiến smartphone đã mất hơn 10 năm, với hàng tỉ USD và hàng trăm giờ tham vấn pháp lý để có được một lộ trình xây dựng quyền sở hữu trí tuệ hợp lý với những thương vụ mua bán và những dàn xếp đôi bên cùng có lợi. Sử dụng quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ thay vì áp dụng chiến lược kinh doanh nào đó khi có kiện tụng về giấy phép và bằng sáng chế sẽ dễ dàng hơn. Đây là điểm mà những công nghệ của thế hệ tiếp theo – kết nối vạn vật hay công nghệ mặc được – có thể khai thác để bắt đầu kỷ nguyên của mình.