Tại buổi lễ, GS.TS Tô Duy Hợp – Viện trưởng Viện Trí Việt đã trao quyết định thành lập Trung tâm và bổ nhiệm GS.TS Hoàng Chí Bảo là Giám đốc Trung tâm Hồ Chí Minh học.
Trung tâm không chỉ nghiên cứu về Hồ Chí Minh mà còn xây dựng một bộ môn, một ngành học về Hồ Chí Minh để việc học tập, làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bài bản và hiệu quả hơn.
Theo PGS. TS Đặng Quốc Bảo - Chủ tịch Viện Trí Việt cho biết: Viện Trí Việt có hai hướng nghiên cứu là Việt học và Trí học, Trung tâm Hồ Chí Minh học là một bộ phận của Viện Trí Việt. Trung tâm ra đời là sự cộng hưởng ý tưởng của Viện trưởng Tô Duy Hợp và thầy Hoàng Chí Bảo để hai hướng nghiên cứu này mang ý nghĩa cao quý và hiệu quả….
Mới đây, tại Trường Đại học Lao động-Xã hội, Viện Trí Việt (thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam VUSTA) đã tổ chức lễ ra mắt Trung tâm Hồ Chí Minh học. |
Ngay sau Lễ ra mắt Trung tâm Hồ Chí Minh học, Viện Trí Việt đã tổ chức buổi Tọa đàm khoa học với chủ đề: "Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh- những bước ngoặt lịch sử".
GS Hoàng Chí Bảo đã trình bày những mốc sự kiện quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có các mốc quan trọng như: Năm 1925 là năm Nguyễn Ái Quốc viết “Bản án chế độ thực dân” thì 20 năm sau là năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Tuyên ngôn độc lập” và 20 năm sau (1965), Người bắt đầu viết “Di chúc”. Năm 1927, Người viết “Đường Kách mạng” thì đến năm 1947, Người viết "Sửa đổi lề lối làm việc"…Hồ Chí Minh viết ít, nghĩa nhiều và sâu sắc. Rất nhiều văn bản do Người viết có thể thành bảo vật quốc gia. Cả cuộc sống, tư tưởng của Người đều để lại tấm gương và lý tưởng cho thế hệ hôm nay, nhất là thanh thiếu niên học tập.
Văn Lợi