Đó là lời cảnh báo của tác giả Hàn Quốc Shin Yee Jin – Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa sức khỏe Tâm thần Trẻ em và Thanh thiếu niên nhắn gửi tới các cha mẹ qua cuốn sách mới “Cha mẹ thời đại kĩ thuật số”.

Shin Yee Jin vừa hoạt động với vai trò là chuyên gia đầu nghành trong lĩnh vực giáo dục; vừa là giáo sư giảng dạy tại Khoa Sức khỏe Tâm thần trẻ em và Thanh Thiếu niên thuộc Đài học Y Yonsei; vừa là bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thân Trẻ em và Thanh Thiếu niên tại Bệnh viện Severance (Seoul, Hàn Quốc). Hiện nay, trong vai trò Ủy viên Quốc hội Hàn Quốc Khóa 19, bà hoạt động tích cực nhằm tạo nên một thế “Thế giới hạnh phúc dành cho trẻ em”.

{keywords}
Thế giới kĩ thuật số đang làm tổn thương tâm hồn và phá hủy bộ não trẻ thơ.

Cuốn sách “Cha mẹ thời đại kĩ thuật số” được bà viết với sự cảnh giác, lo lắng rằng những thiết bị kĩ thuật số như máy vi tính, điện thoại thông minh, ti vi vẫn đang xâm nhập tâm hồn trẻ em với tốc độ ngày càng nhanh chóng”. Bên cạnh đó, trong cuốn sách này tác giả Shin Yee Jin có đề xuất những nguyên tắc và phương pháp thực hiện cho “Phương pháp giáo dục con cái thời đại kĩ thuật số” mà bất cứ bậc cha mẹ nào hiện nay đều cần phải biết.

Ngày nay, một hiện tượng dễ thấy là máy vi tính, điện thoại thông minh đã thâm nhập sâu vào đời sống con người, từ không gian cá nhân đến môi trường gia đình, môi trường giáo dục. Thậm chí, con người đang đã trở nên lệ thuộc vào các phương tiện công nghệ này.

Cuốn sách chỉ ra hậu quả nghiêm trọng khi trẻ đam mê các thiết bị công nghệ kĩ thuật số là “bộ não của trẻ ở trong trạng thái quên mất nhiệm vụ của mình”, nghĩa là trẻ trở thành “nô lệ của của các thiết bị kỹ thuật số và chịu sự điều khiển của chúng”.

Các cha mẹ thường lý giải việc trẻ chăm chú dán mắt vào điện thoại bằng sự “tập trung”, nhưng thực tế là trẻ đang “bị chi phối”. Tình trạng tiếp xúc với các thiết bị kĩ thuật thường xuyên sẽ ngấm ngầm biến bộ não trẻ thành “bộ não popcorn brain”.

Tác giả Shin Yee Jin giải thích, “Popcorn brain là từ để mô tả bộ não trẻ đã quen với tivi, máy vi tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng… nhưng lại không có phản ứng và trở nên vô cảm trước những kích thích trong sinh hoạt hằng ngày ít gây ấn tượng hơn”.

Theo một tài liệu báo cáo báo về khái niệm này trên kênh truyền hình CNN của Mỹ, não bộ ở trạng thái popcorn brain, theo thời gian, sẽ chỉ tìm đến những điều có xu hướng bạo lực kích động, nhanh nhạy và ấn tượng hơn nữa. Đồng thời, bộ não popcorn brain sẽ khiến trẻ giảm sút khả năng tập trung và suy giảm trí nhớ. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng học tập của trẻ nhỏ, bởi vì “bản chất của việc học tập là thông qua quá trình luyện tập lặp đi lặp lại để biến tri thức của nhân loại thành kiến thức của bản thân. Nhưng khi bộ não của con người đã bị biến thành bộ não popcorn brain chỉ luôn theo đuổi những điều mới mẻ và ấn tượng thì việc tiếp tục áp dụng mô hình học tập như vậy là điều hoàn toàn bất khả thi”.

Thực tế của việc ngày càng có nhiều những “đứa trẻ kĩ thuật số” là vì cha mẹ đam mê các sản phẩm công nghệ.

Tác giả cuốn sách đưa ra một ví dụ trực quan rằng, một người mẹ luôn cảm thấy có lỗi vì không thể dành nhiều thời gian cho con. Cuối tuần, người mẹ quyết tâm sẽ đưa con gái ra ngoài chơi, nhưng băn khoăn không biết nên đưa con đi đâu. Vì vậy người mẹ lên mạng tìm kiếm “Địa điểm đi chơi với con” và tìm hiểu kỹ từng địa điểm. Theo tác giả, dù người mẹ đã cố gắng dành thời gian ở bên và vui chơi cùng con, nhưng bà “vẫn không thể đánh giá cao việc làm của người mẹ nói trên”.

Bởi theo bà, thay vì mải mê tìm kiếm trên internet mà bỏ mặc con một mình, cha mẹ có thể cùng con thảo luận và đưa ra quyết định địa điểm đi chơi cuối tuần. “Khoảng thời gian đó sẽ trở nên ý nghĩa hơn nhiều nếu như cha mẹ cùng con cái cân nhắc về những nơi mà trẻ muốn đến, những điều mà trẻ muốn đến, những điều mà trẻ muốn làm và cùng nhau đưa ra quyết định”.

Bà cũng chỉ ra, ngày nay chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh các cha mẹ chăm chú dán mắt vào màn hình điện thoại ở hành lang bệnh viện, bên giường bệnh của con hay khi cho con ra chơi ở công viên. Như vậy có thể thấy, không chỉ là thủ phạm phá hoại bộ não của trẻ, các thiết bị công nghệ kỹ thuật số còn “là thủ phạm phá vỡ sợi dây liên kết gần gũi giữa mẹ và con”.

Với thực trạng đáng lo ngại này, trong cuốn sách, tác giả Shin Yee Jin đưa ra cho các bậc cha mẹ “phương pháp giáo dục kĩ thuật số” nhắm bảo vệ trẻ em khỏi những tác hại của của các sản phẩm công nghệ. Tuy nhiên, thế giới hiện đại không thể tồn tại nếu thiếu các thiết bị công nghệ kĩ thuật số, vì vậy phương pháp giáo dục của mà bà đề xuất tập trung vào các nguyên tắc nhằm giúp trẻ hạn chế tiếp xúc và tiếp cận các thiết bị này với tâm thế chủ động.

Tình Lê

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ra mắt hơn 500 ấn phẩm sách

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ra mắt hơn 500 ấn phẩm sách

Tính đến ngày 1/12/2019, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đã cho ra mắt bạn đọc gần 500 ấn phẩm sách chính trị, lý luận, pháp luật và tư tưởng Hồ Chí Minh.