Đó là khẳng định của Trưởng phòng Cảnh sát Trật tự, CA TP Đà Nẵng về tình hình trật tự trên xe buýt tại Đà Nẵng.
TIN BÀI KHÁC
Nạn móc túi ở các bến xe buýt ở Hà Nội hoạt động mạnh mẽ từ nhiều năm trở lại đây, nhiều đối tượng trộm cắp đã bị bắt và bị trừng trị, tuy nhiên, đến nay tình trạng đó vẫn diễn ra rất phức tạp.
Sau khi cộng đồng mạng lan truyền clip ghi lại hình ảnh một người thanh niên thảm thiết van xin kẻ móc túi trả lại bằng lái xe trên xe buýt gây bức xúc trong dư luận, PV đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Trần Minh Quang, Trưởng phòng Cảnh sát Trật tự, CA TP.Đà Nẵng.
- Gần đây, dư luận lại dấy lên nhiều bức xúc về nạn móc túi trên xe buýt ở Hà Nội. Ông có thể cho biết tình hình trật tự đối với loại hình giao thông này tại TP Đà Nẵng?
Riêng đối với buýt, hiện Đà Nẵng chỉ có 2 tuyến ngoại tỉnh đi Quảng Nam là Đà Nẵng - Hội An, Đà Nẵng - Mỹ Sơn và các tuyến nội đô ngắn nên không căng thẳng như các TP lớn khác.
Do xe buýt là loại hình ít được người dân Đà Nẵng lựa chọn, đi lại bằng xe buýt ở Đà Nẵng chưa thịnh hành nên tình hình trật tự trên xe cũng như trên tuyến không phức tạp.
Cụ thể như tình trạng chen lấn, dồn ép, quá tải đối với xe buýt không hề có nên việc tội phạm lợi dụng để ra tay móc túi, trộm cắp trên xe buýt không có.
Hơn nữa, trên tất cả các tuyến đều có lực lượng CSGT và cảnh sát cơ động chống cướp giật trực thường xuyên... các đối tượng có ý đồ xấu khó lòng thoát khỏi khi ra tay. Người dân đi xe buýt không bao giờ sợ móc túi.
- Như vậy, do xe buýt tại Đà Nẵng chưa thịnh hành, ít khách nên tội phạm không có cơ hội ra tay, chứ không hẳn do kết quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của CA TP Đà Nẵng, thưa ông?
Việc ít khách, ít tuyến chỉ là nguyên nhân khách quan. Còn về mặt chủ quan, mặc dù tình hình tội phạm không phức tạp như Hà Nội và TP.HCM, nhưng không phải vì vậy mà chúng tôi chủ quan, lơ là.
Tại Đà Nẵng, luôn có sự phối hợp của 3 lực lượng CSGT, cảnh sát trật tự và lực lượng cơ động chống cướp giật. Các lực lượng liên tục tuần tra, kiểm soát tại bến, các điểm đỗ xuống xe và tuần tra trên đường... Bất cứ thông tin phản ánh về tội phạm hay sự vụ xảy ra đều được các lực lượng này phối hợp xử lý và truy bắt hiệu quả.
Ngoài ra, CA TP Đà Nẵng mà cụ thể là các lực lượng chuyên trách thường xuyên tuyên truyền, phối hợp với các nhà xe, lái xe thực hiện tốt công tác tố giác và phòng chống tội phạm nên các loại tội phạm này khó có cơ hội thực hiện hành vi phạm tội.
- Thượng tá có thể chia sẻ về diễn biến tình hình trật tự giao thông trên địa bàn TP Đà Nẵng trong thời gian qua?
Trước đây tình hình xe dù bến cóc trên địa bàn TP khá phức tạp, nhưng từ khi Đội Cảnh sát trật tự được thành lập, đi vào hoạt động và có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan khác thì tình hình đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt là tình trạng xe dù, bến cóc, chèo kéo khách, đậu đỗ phương tiện trái phép đã giảm hẳn.
- Xin cảm ơn ông!
(Theo VTC News)
TIN BÀI KHÁC
Bắt được tên thứ 3 trong vụ cướp vàng ở Bình Thuận
Không tuyển dân lập, tại chức vào công chức
Giải mã xác ướp người Việt cổ
10 năm, ký ức kinh hoàng của chủ tiệm vàng bị cướp
Phát hiện rắn 2 đầu tí hon
Những pha tai nạn với xe biển số 'đẹp'
Sữa cho trẻ mẫu giáo uống có… giòi!
Không tuyển dân lập, tại chức vào công chức
Giải mã xác ướp người Việt cổ
10 năm, ký ức kinh hoàng của chủ tiệm vàng bị cướp
Phát hiện rắn 2 đầu tí hon
Những pha tai nạn với xe biển số 'đẹp'
Sữa cho trẻ mẫu giáo uống có… giòi!
Nạn móc túi ở các bến xe buýt ở Hà Nội hoạt động mạnh mẽ từ nhiều năm trở lại đây, nhiều đối tượng trộm cắp đã bị bắt và bị trừng trị, tuy nhiên, đến nay tình trạng đó vẫn diễn ra rất phức tạp.
Sau khi cộng đồng mạng lan truyền clip ghi lại hình ảnh một người thanh niên thảm thiết van xin kẻ móc túi trả lại bằng lái xe trên xe buýt gây bức xúc trong dư luận, PV đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Trần Minh Quang, Trưởng phòng Cảnh sát Trật tự, CA TP.Đà Nẵng.
- Gần đây, dư luận lại dấy lên nhiều bức xúc về nạn móc túi trên xe buýt ở Hà Nội. Ông có thể cho biết tình hình trật tự đối với loại hình giao thông này tại TP Đà Nẵng?
Riêng đối với buýt, hiện Đà Nẵng chỉ có 2 tuyến ngoại tỉnh đi Quảng Nam là Đà Nẵng - Hội An, Đà Nẵng - Mỹ Sơn và các tuyến nội đô ngắn nên không căng thẳng như các TP lớn khác.
Do xe buýt là loại hình ít được người dân Đà Nẵng lựa chọn, đi lại bằng xe buýt ở Đà Nẵng chưa thịnh hành nên tình hình trật tự trên xe cũng như trên tuyến không phức tạp.
Cụ thể như tình trạng chen lấn, dồn ép, quá tải đối với xe buýt không hề có nên việc tội phạm lợi dụng để ra tay móc túi, trộm cắp trên xe buýt không có.
Hơn nữa, trên tất cả các tuyến đều có lực lượng CSGT và cảnh sát cơ động chống cướp giật trực thường xuyên... các đối tượng có ý đồ xấu khó lòng thoát khỏi khi ra tay. Người dân đi xe buýt không bao giờ sợ móc túi.
Thượng tá Trần Minh Quang, Trưởng phòng Cảnh sát Trật tự, CA TP Đà Nẵng |
- Như vậy, do xe buýt tại Đà Nẵng chưa thịnh hành, ít khách nên tội phạm không có cơ hội ra tay, chứ không hẳn do kết quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của CA TP Đà Nẵng, thưa ông?
Việc ít khách, ít tuyến chỉ là nguyên nhân khách quan. Còn về mặt chủ quan, mặc dù tình hình tội phạm không phức tạp như Hà Nội và TP.HCM, nhưng không phải vì vậy mà chúng tôi chủ quan, lơ là.
Tại Đà Nẵng, luôn có sự phối hợp của 3 lực lượng CSGT, cảnh sát trật tự và lực lượng cơ động chống cướp giật. Các lực lượng liên tục tuần tra, kiểm soát tại bến, các điểm đỗ xuống xe và tuần tra trên đường... Bất cứ thông tin phản ánh về tội phạm hay sự vụ xảy ra đều được các lực lượng này phối hợp xử lý và truy bắt hiệu quả.
Ngoài ra, CA TP Đà Nẵng mà cụ thể là các lực lượng chuyên trách thường xuyên tuyên truyền, phối hợp với các nhà xe, lái xe thực hiện tốt công tác tố giác và phòng chống tội phạm nên các loại tội phạm này khó có cơ hội thực hiện hành vi phạm tội.
- Thượng tá có thể chia sẻ về diễn biến tình hình trật tự giao thông trên địa bàn TP Đà Nẵng trong thời gian qua?
Trước đây tình hình xe dù bến cóc trên địa bàn TP khá phức tạp, nhưng từ khi Đội Cảnh sát trật tự được thành lập, đi vào hoạt động và có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan khác thì tình hình đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt là tình trạng xe dù, bến cóc, chèo kéo khách, đậu đỗ phương tiện trái phép đã giảm hẳn.
- Xin cảm ơn ông!
Về tình hình phòng chống tội phạm nói chung, để rõ hơn kinh nghiệm mới trong công tác này của TP Đà Nẵng, VTC News đã có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Viết Lợi, Phó GĐ Công an TP Đà Nẵng.
Ông Lợi cho biết, ngày 14/10/2010, UBND TP Đà Nẵng đã chính thức ra mắt lực lượng cảnh sát đặc nhiệm chống cướp giật. Bên cạnh đó, do thiếu biên chế nên CA TP đã phối hợp với Bộ đội biên phòng để tăng thêm quân, phối hợp tuần tra xử lý.
Lực lượng hoạt động dưới hình thức tuần tra công khai và tuần tra mật phục nhằm đấu tranh, triệt phá tội phạm cướp giật và tuần tra, xử lý các trường hợp gây mất trật tự, trấn áp các đối tượng trộm cắp, ma túy… xảy ra trên địa bàn TP. Lực lượng cảnh sát đặc nhiệm được trang bị xe mô tô chuyên dụng hiệu Exicter, trang bị 100% áo giáp chống dao đâm, trang bị phòng hộ đầu gối, mũ bảo hiểm chuyên dụng…cùng các công cụ hỗ trợ đặc biệt như súng, súng bắn đạn cao su. Bên cạnh đó, CA TP Đà Nẵng xây dựng đường dây nóng phòng chống và tố giác tội phạm -0511.3894444, giúp tình hình tội phạm trên địa bàn TP chuyển biến tích cực hơn so với trước. Trong thời gian tới, CA Đà Nẵng sẽ tiếp tục triển khai các phương án phòng chống tội phạm. Đặc biệt là hướng vào các nhóm tội phạm côn đồ, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản, đánh bạc, số đề, tội phạm ma túy, trộm cắp đột nhập trên địa bàn... |
(Theo VTC News)