Theo Sở này, hiện nay các thuốc kháng virus có chứa dược chất (hoạt chất) molnupiravir được chia thành 2 nhóm.

Cụ thể, Bộ Y tế cấp phép lưu hành 3 thuốc theo Quyết định số 69/QĐ- QLD ngày 17/02/2022 của Cục trưởng Cục Quản lý Dược gồm: Molravir 400; Movinavir và Molnupiravir Stella 400mg.

Với thuốc thử lâm sàng theo Chương trình sử dụng thuốc molnupiravir có kiểm soát trên cộng đồng cho người mắc Covid-19 thể nhẹ ở một số tỉnh tại Việt Nam, chưa được Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành sản phẩm: Molcovir 200 (nhà sản xuất: Optimus Pharma Private Limited, nước sản xuất Ấn Độ) và Cipmolnu (nhà sản xuất: Cipla Ltd, nước sản xuất Ấn Độ).

Sở Y tế cho biết, thực hiện Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật dược, các văn bản hướng dẫn hiện hành về hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú; bác sĩ chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh, đảm bảo phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh, tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh, tuổi, cân nặng, hướng dẫn điều trị do Bộ Y tế ban hành, và không lạm dụng thuốc.

{keywords}
Thuốc Molravir 400 được Bộ Y tế cấp phép lưu hành

Ngoài ra, khi kê đơn/ra y lệnh thuốc kháng virus có chứa dược chất molnupiravir, bác sĩ điều trị chịu trách nhiệm thực hiện các quy định liên quan như sau: thuốc được Bộ Y tế cấp phép lưu hành; thuốc thử lâm sàng theo Chương trình sử dụng thuốc molnupiravir có kiểm soát trên cộng đồng cho người mắc Covid-19 thể nhẹ ở một số tỉnh tại Việt Nam (Molcovir 200 và Cipmolnu) theo đúng thuyết minh đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được Bộ Y tế phê duyệt.

Thầy thuốc/người hành nghề được giao nhiệm vụ khám chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định, đảm bảo hoạt động kê đơn thuốc kịp thời, chính xác, và chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị, kê đơn thuốc của mình...

Sở này cho biết thêm, các loại thuốc được Bộ Y tế cấp phép lưu hành là thuốc kê đơn; do đó, các cơ sở bán lẻ thuốc (nhà thuốc) chỉ được bán khi có đơn thuốc của bác sĩ. Nghiêm cấm các hành vi nhập thuốc không rõ nguồn gốc, nhập thuốc không phải từ cơ sở kinh doanh dược hợp pháp; bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc; kê đơn, mua bán các thuốc chưa được Bộ Y tế cấp giấy lưu hành sản phẩm tại Việt Nam.

Với thuốc thử lâm sàng theo Chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát trên cộng đồng cho người mắc Covid-19 thể nhẹ ở một số tỉnh tại Việt Nam (Molcovir 200 và Cipmolnu) là thuốc đang trong quá trình nghiên cứu và chưa được cấp phép lưu hành, phải được quản lý, giám sát chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật và thuyết minh đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.

“Sở Y tế đã có công văn gửi các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn về việc mua bán các thuốc điều trị Covid-19 chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Việc quảng cáo, mua bán, sử dụng sai mục đích các thuốc kháng vi rút chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành là vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn người dân và làm giảm hiệu quả của công tác phòng chống dịch.

Thanh tra Sở Y tế phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất việc thực hiện các quy định về kinh doanh, quản lý, sử dụng thuốc, tập trung các thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định”, thông tin Sở Y tế đưa ra.

Hồ Giáp

F0 có thể gánh hậu quả nếu uống quá nhiều vitamin, thuốc bổ

F0 có thể gánh hậu quả nếu uống quá nhiều vitamin, thuốc bổ

F0 dùng quá nhiều thuốc bổ, vitamin cùng lúc và kéo dài là hoàn toàn không cần thiết. Thậm chí, việc lạm dụng này có thể gây hậu quả nghiêm trọng.