Loài rùa Hoàn Kiếm (còn có tên giải Swinhoe, Rafetus swinhoei) từng có một vùng phân bố rộng lớn kéo dài từ phía Nam sông Dương Tử (Trung Quốc) đến miền Trung Việt Nam.

Tuy nhiên, quá trình săn bắt và môi trường sống bị ảnh hưởng đã khiến loài rùa này suy giảm nhanh chóng. Năm 2012, các nhà khoa học đưa rùa Hoàn Kiếm vào danh sách 100 loài động vật quý hiếm nhất thế giới và là loài rùa độc đáo, chỉ có ở châu Á.

Sau khi cá thể rùa Hoàn Kiếm chết vào năm 2016 và các thể rùa cái ở vườn thú Tô Châu, Trung Quốc chết vào năm 2019, thế giới chỉ còn ghi nhận chính thức 3 cá thể gồm một cá thể rùa đực ở vườn thú Tô Châu, Trung Quốc, hai cá thể ở Việt Nam gồm một cá thể ở hồ Xuân Khanh và một cá thể ở hồ Đồng Mô.

{keywords}
Cá thể giống rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đồng Mô vừa được các chuyên gia thuộc Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á bẫy bắt thành công để nghiên cứu, bảo tồn

Ngoài ý nghĩa quan trọng về bảo tồn, rùa Hoàn Kiếm từ lâu gắn bó với đời sống văn hóa, tâm linh của người Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Loài rùa này đã sống trong hồ Hoàn Kiếm trong thời kỳ lịch sử dài, gắn với truyền thông của anh hùng dân tộc Lê Lợi sau khi đánh thắng giặc ngoại xâm, trả lại thanh gươm báu cho thần rùa.

Vì vậy, suốt 17 năm qua, Chương trình bảo tồn rùa Châu Á (ATP) đã thực hiện hoạt động bảo tồn loài rùa quý hiếm nhất thế giới này, trong đó thành tựu quan trọng nhất là phát hiện và bảo tồn 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh.

Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội phối hợp cùng ATP và Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã WCS bẫy bắt thành công một cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn và nhân giống loài rùa quý hiếm nhất thế giới.

ATP cho biết thêm, trong mùa xuân năm nay, sẽ tiếp tục bẫy bắt cá thể rùa Hoàn Kiếm thứ 2 ở hồ Xuân Khanh để xác định gene và giới tính, phục vụ công tác bảo tồn.

Cùng với đó, ATP tiếp tục tìm kiếm các cá thể ngoài tự nhiên khác. Đợt khảo sát kéo dài suốt 17 năm từ khi ATP thực hiện dự án bảo tồn rùa Hoàn Kiếm đã mang lại những thông tin khả quan. Ngoài 2 cá thể được công bố chính thức tại hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh, nhiều khu vực khác cũng có hy vọng tồn tại loài rùa quý hiếm nhất thế giới này.

Anh Nguyễn Tài Thắng, điều phối viên Dự án bảo tồn rùa Hoàn Kiếm của ATP chia sẻ: "Chúng tôi ghi nhận khoảng 30 khu vực sông, hồ ở 28 tỉnh, thành có khả năng tồn tại loài rùa Hoàn Kiếm. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục công tác điều tra, khảo sát và thực hiện phân tích gene môi trường để phát hiện loài rùa này tại các khu vực có nhiều tiềm năng nhất".

Ngày hôm qua, 18/3, Tập đoàn Danko Group đã tài trợ một tỷ đồng cho ATP đẩy mạnh công tác bảo tồn loài rùa quý hiếm này tại Việt Nam. Số tiền này sẽ phục vụ cho công tác bảo tồn loài, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân cũng như tìm kiếm các cá thể mới ngoài tự nhiên.

Trồng mới 10 triệu cây xanh để hiện thực hóa sáng kiến của Thủ tướng

Trồng mới 10 triệu cây xanh để hiện thực hóa sáng kiến của Thủ tướng

10 triệu cây xanh được trồng mới tại một số địa phương để hiện thực hóa sáng kiến trồng mới 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Thái Bình