Trước kia, đồng bào Tày cư trú thành bản, ven các thung lũng, triền núi thấp vùng Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Thái Nguyên..., mỗi bản từ 15 đến 20 nóc nhà. Giờ đây, họ sống trong các bản hỗn hợp nhiều nhóm dân tộc khác.
Ngôn ngữ của người Tày thuộc nhóm Tày – Thái. Bảng chữ cái dựa trên các ký tự La tinh, được tạo ra vào năm 1960, tương tự như bảng chữ cái của người Việt.
Người Tày thờ cúng tổ tiên, linh hồn nhà, linh hồn bếp và linh hồn hộ sinh.
So với các dân tộc khác, trang phục của người Tày đơn giản, được làm từ vải bông nhuộm chàm, hoặc từ vải láng, phin đen không trang trí, dài đến tận bắp chân, ống tay hẹp và hầu như không thêu hoa văn. Trang sức phụ nữ có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích... Có nơi còn đeo thêm chiếc túi vải.
Riêng nhóm Pa dí (Lào Cai) tạo dáng và trang trí khá độc đáo ở lối đội khăn và y phục. Song giờ đây hầu hết người Tày mặc quần áo theo người Việt và người phương Tây, các trang phục truyền thống chỉ dùng trong các dịp lễ hội truyền thống.
Người Tày sống trong nhà sàn. Theo truyền thống, nhà dựng bằng các loại nguyên vật liệu được lấy từ rừng. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hoặc lá cọ. Ngày nay, người Tày chuyển sang nhà sàn cột chôn.
Nguồn lương thực của người Tày phong phú, chế biến từ các sản phẩm do họ trồng trọt, chăn nuôi. Ngày Tày ưa đồ nếp, hầu như gia đình nào cũng có chõ đồ xôi. Họ làm nhiều loại bánh như bánh chưng, bánh giày, bánh gai, bánh dợm, bánh gio, bánh rán, bánh trôi, bánh khảo…
Có nhiều kinh nghiệm làm nông, người Tày trồng lúa trên những quả đồi gần nguồn nước, thuận tiện cho các phương pháp tưới tiêu như đào kênh và đặt đường ống dẫn nước. Họ còn trồng cả lúa khô, hoa màu, cây ăn quả... Người Tày cũng chăn thả nhiều loại gia súc, gia cầm. Giờ đây, phương pháp chăn nuôi thả rông vẫn còn khá phổ biến.
Chợ luôn là một hoạt động kinh tế quan trọng trong các cộng đồng Tày. Đối với người Tày, chợ Tết là dịp để những người già ngồi hàn huyên tâm sự. Chợ Tết họp cả ngày thay vì chỉ kéo đến 10 giờ sáng như các phiên chợ ngày thường. Nhiều gia đình Tày dành cả tháng Chạp để đi chợ phiên, mua sắm các vật dụng cần thiết cho một năm mới đang tới.
Thực hiện: Lương Bằng, Ngọc Quý, Đức Yên
(Thực hiện: Nhóm PV)