Lái con Land Rover đi thăm bò, ông kể, trước chiếc xe này, tôi đi chiếc Audi Q7, chạy vài năm đã 300.000km, coi như khấu hao xong nên cho em nó “nghỉ hưu”.
Sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, hai anh em Võ Quang Thuận - Võ Xuân Hòa ở Long An là những nông dân đang làm ăn hiệu quả nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và tìm tòi những hướng đi mới...
“Hai lúa” chất lượng cao
Với lượng phân này, trồng vài trăm mét vuông rau an toàn, tôi đã làm bài toán và thấy thu nhập tăng thêm có thể lên đến 10 triệu đồng/nông hộ. Tôi muốn mọi người cùng làm giàu bằng những mô hình vừa sức. Chứ nếu thực hiện như gia đình tôi, người nông dân bình thường sẽ rất khó áp dụng”.
Đàn bò hàng nghìn con trong trang trại của anh em Thuận - Hòa ở Long An. |
Ông là nông dân đưa chuối mang thương hiệu Fohla (do chính ông sản xuất) đi Nhật Bản, đồng thời cũng là người nhập hàng trăm ngàn con bò Úc về nuôi vỗ béo tại Việt Nam... Để có được thành công này, người nông dân tuổi ngoài 60 có những trợ thủ đắc lực chính là hai con trai của mình.
Năm 2000, Võ Quang Thuận (SN 1982) thi đậu Trường Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh. Ra trường năm 2004, anh về ngay “rốn phèn” huyện Đức Huệ, Long An để cùng gia đình cải tạo đất phèn, trồng cây nuôi cá. Còn Võ Xuân Hòa (sinh năm 1984), học xong phổ thông đã đi du học ở New Zealand - quốc gia có cơ sở kinh tế nông - công nghiệp phát triển, ngành chăn nuôi giữ vai trò quan trọng, các mặt hàng nông sản xuất khẩu rất mạnh là các sản phẩm sữa, thịt gia súc, cá, rau quả...
Tuy nhiên, Hòa chọn học ngành tài chính để lo đầu ra cho sản phẩm, vì “kỹ thuật nông nghiệp đã có anh Hai lo”. Cũng như anh trai, Võ Xuân Hòa học xong là về ngay quê nhà, bắt tay làm nông dân. Vợ anh Hòa - chị Girawan Charoensuk – người Thái Lan, là thạc sĩ học ở New Zealand, cũng về Long An làm nông cùng chồng
Ông Võ Quan Huy cho biết, khi các con chưa về quê làm nông dân, ông cũng sản xuất với quy mô lớn nhưng không để ý nhiều đến việc xuất - nhập khẩu vì làm không xuể, cũng không đủ sức. Vài năm trở lại đây, cả 3 cha con đi nước ngoài liên tục để kết nối cung cầu. Có khi, cùng một thời điểm nhưng 3 người đang ở 3 nước khác nhau.
Nắm bắt nhu cầu chuối của thị trường cao cấp, anh em Thuận - Hòa đã bắt tay trồng chuối ở Long An và Tây Ninh với quy mô khoảng 150ha. “Cây chuối đem lại hiệu quả rất tốt nên anh em tôi đang nâng diện tích lên, có thể cuối năm nay sẽ hơn 200ha” - anh Thuận nói. Để tiết kiệm tối đa giá thành sản xuất, anh Thuận cho biết anh em anh đã đi Philippines - nước xuất khẩu chuối lớn nhất nhì thế giới - nhiều chuyến để học hỏi. Thậm chí, chuyên gia trồng chuối ở nước này được anh mời về trang trại ở Tây Ninh, Long An hướng dẫn nhân công trồng chuối.
Đến trang trại chuối của anh em Thuận - Hòa, ngoài hệ thống tưới tự động, rồi vận chuyển chuối bằng băng chuyền, nhà đóng gói, kho lạnh hiện đại, chuyên gia Frederick I. Silvero - có hơn 20 năm kinh nghiệm trồng chuối từ Philippines còn ngả mũ bái phục khi học được một số kinh nghiệm từ chính những “học trò” của mình. “Các con ông Huy đã nghĩ ra cách để làm các hàng chuối nghiêng về một phía theo ý muốn, rất tiện chăm sóc và thu hoạch dễ dàng hơn. Ở Philippines, chúng tôi dùng cây để chống thân cây chuối, còn ở đây dùng dây để chằng, tiết kiệm hơn rất nhiều” - vị chuyên gia đánh giá.
Ban đầu, chuối của anh em Thuận, Hòa xuất đi thị trường Trung Đông, Đài Loan và Singapore. Vài tháng trở lại đây, các đơn vị nhập khẩu từ Nhật Bản sau khi thăm trang trại, kiểm tra chất lượng chuối hết sức nghiêm ngặt đã nhập chuối về Nhật và phân phối cho các siêu thị.
Trại bò lớn nhất miền Tây
Kỹ sư Võ Quang Thuận kiểm tra chuối. |
Ban đầu, chuối của anh em Thuận, Hòa xuất đi thị trường Trung Đông, Đài Loan và Singapore. Vài tháng trở lại đây, các đơn vị nhập khẩu từ Nhật Bản sau khi thăm trang trại, kiểm tra chất lượng chuối hết sức nghiêm ngặt đã nhập chuối về Nhật và phân phối cho các siêu thị.
Ngoài trang trại chuối ở Tây Ninh và Long An, anh em Thuận - Hòa còn đang cùng ông Huy trồng mấy trăm ha trà (chè) và bơ ở Lâm Đồng, nuôi hơn 150ha tôm ở Bạc Liêu và Sóc Trăng. Không chỉ trồng trọt, gia đình ông Huy còn nhập bò Úc về nuôi vỗ béo với số lượng lớn. Trong 3 năm, số bò nhập về khoảng 300.000 con, nuôi ở các trại tại Nghệ An, Đồng Nai, Long An và Tây Ninh.
Vì phải di chuyển nhiều nên cha con ông ai cũng phải đi bằng những chiếc xe ô tô rất khỏe và tiện nghi, sang trọng. Đưa chúng tôi đi thăm trại bò bằng xe Land Rover - dòng xe cao cấp của Anh, giá nhiều tỷ đồng/chiếc, anh Võ Quang Thuận vui vẻ nói: “Xe cộ quan trọng là phải an toàn và phải khỏe để kịp thời phục vụ sản xuất. Anh em tôi không chỉ lái ô tô ngon lành mà máy cày, máy xúc... cái nào cũng biết sử dụng. Trước chiếc xe này, tôi đi chiếc Audi Q7, chạy vài năm đã 300.000km, coi như khấu hao xong nên cho em nó “nghỉ hưu”. Mình đi rất nhiều, xe cũ chỉ cần hư lặt vặt cũng lỡ công lỡ chuyện”.
Phóng viên được đưa đi thăm trại bò bằng xe Land Rover - dòng xe cao cấp của Anh, giá nhiều tỷ đồng/chiếc. |
Với quy mô chuồng trại có thể nuôi cùng lúc 25.000 con, đàn bò của anh em nhà Thuận - Hòa là một trong những đàn bò lớn nhất cả nước. Trang trại nuôi bò theo công nghệ cao, chiếc ô tô sau khi đi qua hệ thống phun sương tẩy trùng, cứ thế chạy xuyên qua những trại bò rộng lớn, vắng bóng công nhân. “Mỗi công nhân chăm sóc được 400 con bò, nên khi vào trại mình chỉ thấy bò, không thấy người” - anh Thuận nói.
Nói về mô hình bò - chuối, anh Thuận chia sẻ: “Từ các trại bò, chúng tôi tận dụng nguồn phân hữu cơ từ phân bò để làm phân vi sinh bón cho cây chuối. Chính từ nguồn phân này, chúng tôi đã cải tạo vùng đất phèn ở huyện Đức Huệ, Long An và vùng đất nghèo dinh dưỡng ở Trảng Bàng, Tây Ninh thành những trang trại đất đai màu mỡ, cho ra sản phẩm chuối chất lượng cao, đáp ứng thị trường khó tính. Từ khi nuôi bò vỗ béo đến nay, chúng tôi đã tiêu thụ khoảng 15.000 tấn rơm, tương đương diện tích thu hoạch từ 10.000ha lúa. Ngoài ra, chúng tôi còn tiêu thụ hơn 100.000 tấn phụ phẩm nông nghiệp từ nhà máy bia, nhà máy tinh bột mì, mật mía... để làm thức ăn cho đàn bò, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân”.
Lái xe đưa chúng tôi đi tham quan mất vài chục phút mới hết trại bò và trại chuối ở Đức Huệ, khi ngồi uống nước, anh Thuận trầm ngâm: “Tôi đang thực hiện một mô hình nhỏ, phù hợp với nông dân. Ở vùng này, những gia đình nuôi khoảng chục con trâu, bò không hiếm. Thay vì bán phân tươi chỉ khoảng 1 triệu đồng/tháng, tôi muốn cùng họ ủ phân vi sinh rồi trồng rau an toàn. Với lượng phân này, trồng vài trăm mét vuông rau an toàn, tôi đã làm bài toán và thấy thu nhập tăng thêm có thể lên đến 10 triệu đồng/ nông hộ. Tôi muốn mọi người cùng làm giàu bằng những mô hình vừa sức. Chứ nếu thực hiện như gia đình tôi, người nông dân bình thường sẽ rất khó áp dụng”.