Anh Nguyễn Phước Lộc (52 tuổi, ngụ tại TP Sa Đéc, Đồng Tháp) là chủ nhân của cặp cây me kiểng cổ nhất Việt Nam. Anh Lộc cho biết, mình có hàng chục năm gắn liền với cây kiểng, bonsai ở Sa Đéc.

{keywords}
Cặp me kiểng cổ của anh Lộc

Hồi năm 1993, anh Lộc bắt đầu đi tìm các loại cây kiểng độc lạ ở miền Tây. Khi đến huyện Cái Bè (Tiền Giang) anh mê đắm cây me có dáng thế vô cùng độc đáo. Khi đó, anh phải năn nỉ chủ nhà “chia” cây me lại cho mình.

“Do cảm mến khi thấy tôi quá mê cây me nên họ đồng ý bán. Lúc đó, người chủ nhà còn bất ngờ tiết lộ ở huyện Cai Lậy cũng có 1 cây me có dáng thế tương tự nên tôi quyết định tìm đến mua cho thành một cặp”, anh Lộc kể.

{keywords}
 
{keywords}
Thân cặp me cao 6m, đường kính tán cây 3,5 m, bề hoành gốc 1,4 m, có dáng hình cây thông

Sau khi mua đem về Đồng Tháp, anh Lộc mất nhiều năm chỉnh sửa, để cặp me có dáng thế độc đáo.

“Cặp cây me này được sửa theo dáng hình thông - đây là cách chơi của người Nam bộ, ở dưới gốc to và nhỏ dần về phía ngọn.Toàn bộ các chi của cặp me này điều được sửa “sơn thủy”. Trong đó, các nhánh của nó có một chi đi lên gọi là “nghinh sơn” và một chi đi xuống là “chiếu thủy”.

Trong nghệ thuật kiểng cổ Nam bộ có loại hình “tứ diện sơn thủy” - đây là một trong cách uốn sửa cây kiểng mang tính thẩm mỹ rất cao, rất ít nghệ nhân có tay nghề nhân có thể làm được”, anh Lộc nói.

{keywords}
Nhiều người đến tham quan, chụp ảnh với cặp me của anh Lộc

Theo lời anh Lộc, cặp me của mình không phải là cặp me lớn mà là “cặp me kiểng cổ nhất”. Theo đó, cặp me này có tuổi cây hơn 150 năm và hơn 100 năm tuổi kiểng.

“Cặp me của tôi sở hữu được chơi kiểng từ nhỏ nên thân không lớn, nhưng độ già và tuổi kiểng là độc nhất Việt Nam. Không có cặp me kiểng nào mà được uốn sửa từ hồi nhỏ đạt được độ thẩm mỹ và đồng đều như cặp me của tôi. Hơn nữa, điểm quý giá ở đây là được một cặp, rất khó kiếm”, anh Lộc nói thêm

Cặp me kiểng cổ của anh Lộc cao khoảng 6m, đường kính tán cây 3,5m, hoành gốc 1,4m.

Năm 2007, anh Lộc mang cặp me đến Hội thi sinh vật cảnh toàn quốc, dự thi và đạt giải vàng. Sau đó, cặp me của anh Lộc được hội đồng giám thảo chấm giải đặc biệt.

Đến năm 2013, cặp me của anh Lộc đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Cặp me kiểng cổ nhất Việt Nam“.

{keywords}
Cặp me được sửa theo kiểu tứ diện sơn thủy, mỗi một chi có 2 nhánh
{keywords}
Khoảng 3 tháng/một lần, anh Lộc thuê người tỉa lá cho cặp me
{keywords}
 

Dù hơn 150 tuổi nhưng mỗi năm cây vẫn ra hoa và đậu trái. Anh Lộc nói, có nhiều người đến hỏi mua cặp me, với giá 10 tỉ đồng nhưng anh bán, mà để dành trưng bày trong khuôn viên nhà.

Bên cạnh cặp me kiểng cổ, anh Lộc còn sở hữu cây sanh, cặp vạn niên tùng lập kỷ lục Việt Nam, hơn 10 cây kiểng trên dưới 100 năm tuổi như: mai chiếu thủy, nguyệt quế…và hơn 1.000 tác phẩm bonsai vô cùng ấn tượng.

{keywords}
Anh Lộc, chủ nhân của cặp me "độc nhất vô nhị" Việt Nam. 
{keywords}
 
{keywords}
Cây sanh của anh Lộc lập kỷ lục "cây sanh bonsai có đường kính tán lớn nhất Việt Nam"
{keywords}
Cặp vạn niên tùng đạt giá trị kỷ lục độc bản Việt Nam 
{keywords}
 

Thiện Chí 

Xôn xao bộ sưu tập 10 cây mai vàng ở miền Tây đạt kỷ lục thế giới

Xôn xao bộ sưu tập 10 cây mai vàng ở miền Tây đạt kỷ lục thế giới

Những ngày qua, giới chơi mai vàng ở miền Tây xôn xao khi “bộ sưu tập 10 cây mai vàng ở TP Sa Đéc (Đồng Tháp)” đạt kỷ lục thế giới.