Nhờ làm ăn phất lên nhanh chóng, nhiều đại gia ở miền Tây Nam bộ sẵn tiền đã nghĩ ra lắm trò tiêu khiển để chứng tỏ “đẳng cấp” và thỏa thú chơi ngông của mình.
TIN BÀI KHÁC

Hồi kết vụ cưới con ghi chức danh bố trên thiệp
Tiết lộ về chi số tiền thưởng vụ bắt Lê Văn Luyện

Thủy Tiên - Pha Lê không ưa nhau vì Công Vinh?

Bức xúc vì nhận được quà là bánh trung thu hỏng

“Phố không chồng” nuôi con ngoài giá thú
Đúng chất sông nước, nhiều đại gia vùng ĐBSCL đang đua nhau thuê cả chiếc tàu, phà hay sắm luôn canô để lướt sóng cùng người đẹp và ăn nhậu từ bến này tới bến khác.

Dịp lễ 2-9 vừa qua, ông Giang (*) - một “đại gia” trong nghề nuôi cá tra ở Q.Cái Răng, TP Cần Thơ, điện thoại cho từng “chiến hữu” trong nhóm thông báo: “Lần này qua cù lao Tân Lộc (Thốt Nốt, Cần Thơ - PV) nhậu nghen! Chỗ này kín đáo, thơ mộng, phong cảnh rất hữu tình”. Đúng hẹn, tờ mờ sáng, canô đã sẵn sàng xuất bến trên sông Hậu, TP Cần Thơ. Đến điểm hẹn trên cù lao, một bàn tiệc cặp bờ sông đã chuẩn bị xong. Mồi, bia và dĩ nhiên là các bóng hồng “hoa đồng cỏ nội” khá xinh đã chờ sẵn.

Từ hạ nguồn tới đầu nguồn

“Luật” nhậu nhẹt của ông Giang và các đại gia cùng tham gia là không bao giờ nhậu tại một điểm, cứ mỗi chỗ chỉ uống sáu lon bia rồi lên đường di chuyển đến nơi khác. Các đại gia đi trên hai canô cao tốc lướt sóng vun vút trên sông Hậu. Canô di chuyển xoành xoạch giữa các điểm nhậu từ bờ sông Hậu phía Cần Thơ sang bờ phía Đồng Tháp và ngược lại.
Nhậu cùng người đẹp trên tàu du lịch là kiểu thư giãn kín đáo của một số đại gia hiện nay (ảnh chụp tại khu vực Bãi Sao, Phú Quốc, Kiên Giang)
Những lúc như vậy, tài xế của các đại gia có nhiệm vụ lái xe băng qua lại phà Vàm Cống để sẵn sàng chờ sếp. Nhậu đã đời ở Cần Thơ, canô đưa cả “bàn nhậu” ngược sông Hậu về thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp), ghé Công ty TN chuyên về nuôi, chế biến cá tra xuất khẩu thuộc loại lớn nhất nhì vùng này nằm cặp bên sông Hậu. Nơi ngồi nhậu là một căn nhà gỗ được chở về từ miền Trung có giá vài tỉ đồng, bàn ghế là những thân gỗ gõ, xà cừ. Xung quanh là khuôn viên trồng hàng trăm cây cảnh to tướng, trị giá mỗi gốc từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Cặp bên là hồ nuôi cá tra, có cầu dẫn ra hồ để khách câu cá giải trí. Một đại gia trong nhóm rú lên thích thú khi cá cắn câu: “Vừa nhậu vừa câu cá thư giãn, vừa có em út sinh thái như thế này thì còn gì bằng nữa”.

Chừng như chưa đã, sau vài lon bia tại Sa Đéc, nhóm đại gia lại lên canô xé nước về TP Long Xuyên (An Giang). Ông Hùng, chủ công ty xây dựng, kinh doanh địa ốc ở TP Long Xuyên, sau khi đã chếnh choáng hơi men, nổi hứng giành vôlăng lái canô lạng lách, phóng bạt mạng trên mặt sông. Để chứng tỏ mình là “yêng hùng” sông nước, ông này còn điều khiển canô bằng chân, chạy nghiêng hẳn về một bên hoặc ngồi trên nắp capô quay mặt lại lái, khiến chiếc canô xoay tròn với tốc độ chóng mặt.

Nhậu trong mùng giữa rừng

Để “sống động” hơn, bao giờ những chuyến ăn nhậu cũng có... kiều nữ. Kiều nữ mà biết ca cổ thì càng thú vị. Đại gia cỡ xoàng thì kêu mấy em phục vụ ca cổ tại quán, mấy em thợ uốn tóc, làm móng chân móng tay, nữ công nhân tại mấy công ty may, chế biến thủy hải sản... là “mối ruột”. Đẳng cấp hơn nữa thì phải mời được các em đào thuộc một số đoàn nghệ thuật tại địa phương. Sang trọng thì phải một số nghệ sĩ từ TP.HCM xuống góp vui tại bàn nhậu.

“Đẳng cấp” canô
Cách đây không lâu, khi dân cù lao Tân Lộc (TP Cần Thơ) trúng cá tra, nhà nào cũng tậu một chiếc canô tốc độ cao để làm phương tiện đi lại dưới nước. Mỗi lần các đại gia nuôi cá hoặc chủ các nhà máy cùng ngành nghề nhóm họp lại thì cũng là lúc mặt nước sông Hậu... dậy sóng. Canô xếp thành hàng ngang hàng dọc chạy xé nước qua bờ phía Đồng Tháp. Lắm lúc, hàng chục canô của các đại gia đậu kín dọc hai bên bờ sông.


Giới đại gia trong vùng chẳng lạ gì bản tính thích chơi ngông của ông Lương - một đại gia trong nghề đóng tàu sắt, chơi cây cảnh, nuôi cá tra ở Thốt Nốt. Ông này đã không ngần ngại chi 10 triệu đồng thuê hẳn một chiếc thuyền trong suốt ba ngày Tết Nguyên đán vừa qua để mở tiệc chiêu đãi khách khứa, bạn bè trên sông. Đồng thời trang trí một dàn đèn chớp nháy, một số nghệ sĩ ca cổ túc trực cùng dàn đờn cổ, một dàn karaoke và chất đủ thứ sơn hào hải vị trên thuyền. Khách khứa, các em gái “sinh thái” muốn xuống thuyền nhậu nhẹt, ca hát chỉ cần ông Lương hô một tiếng là có canô đưa đón tận nơi.


Đến Long Xuyên, việc đầu tiên của nhóm đại gia này là tấp canô vào một nhà hàng làm “tăng” thứ... 9. Tại đây cũng là lúc các đại gia kết thúc chuyến đi ngao du sông nước bằng màn tới... Z với các bóng hồng “sinh thái”. Tiệc tàn vào lúc hơn 1g sáng, đại gia nào cũng ngất ngư, được tài xế dìu lên xe quay về nhà.


Riêng với đại gia Song Tú (kinh doanh thủy hải sản, nổi tiếng giàu sụ ở TP Cần Thơ), bao giờ cũng chừa ra một căn biệt thự (thường ở bờ sông mát mẻ, hữu tình) để làm địa bàn tập kết các cuộc ăn chơi bù khú. Ông Tú nói: “Ra quán nhậu lắm khi phiền phức. Muốn kín tiếng cứ về nhà, đóng cửa lại, ngồi nhậu chán thì bật dàn karaoke lên ca hát, nhảy múa, em út tha hồ gọi về”. Đại gia này còn thủ sẵn trong nhà đủ thứ của quý như mật gấu, nhân sâm, mật bò tót và cả máy mài để... mài sừng tê giác cho khách, nếu có say thì uống vào giải độc, dã rượu.

Đại gia Đức Hồ (nhà thầu nổi tiếng trong ngành xây dựng ở TP Cần Thơ và miệt Hậu Giang, Sóc Trăng...) lại khoái các em chân dài là sinh viên của một số trường ĐH, CĐ tại Cần Thơ, Vị Thanh... Lần nhậu nào, ông Đức Hồ cũng mạnh tay “bo” mỗi em 1-2 triệu đồng. Em nào “ngon lành” thì đóng “hụi chết” hằng tháng 4-5 triệu đồng tùy theo nhan sắc, hoặc chu cấp nhà, xe tay ga đắt tiền.

Riêng “anh Hai” - một đại gia nổi tiếng trong ngành chế biến, kinh doanh thủy sản ở TP Cà Mau và nhóm bạn của ông thì chơi theo kiểu khác. Mỗi lần tiếp đối tác làm ăn hoặc lãnh đạo các tập đoàn kinh tế đến làm việc là ông có hẳn một “ban tiếp khách” gồm nhiều “em út” tuổi từ 18-25, tập hợp trong công ty đứng ra... uống rượu giùm. Nhưng kiểu nhậu “độc” nhất là “phi vụ” rủ nhau vào rừng để nhậu... ôn lại kỷ niệm xưa. Tại rừng Vồ Dơi, khi trời sụp tối, muỗi kéo đến cả đàn vo ve, các đại gia nghĩ ra chiêu nhậu trong mùng trâu (một loại mùng lớn - PV) để tránh muỗi. Ngồi nhậu trong mùng, kế bên là các người đẹp “sinh thái” hầu rượu, thi thoảng lại cất vài câu ca cổ, đại loại: “Tiệc rượu đêm nay chưa tàn cuộc, Sơn Ca đành vội vã bỏ đi sao? Hãy ở lại đây uống cùng em thêm đôi ba chung nữa, rồi mai đây mỗi đứa một con đường...” nghe da diết, dưới ánh đèn dầu mờ ảo thì lãng mạn nào cho bằng.

Mới đây, trong bữa nhậu của một nhóm đại gia trên sông Hậu cạnh cầu Cần Thơ, có người đề cập câu chuyện chết đuối của cô công nhân xấu số trong lần đi chơi cùng một số quan chức huyện Cần Giuộc, Long An. Những lời bàn luận trở nên sôi nổi, bỗng ông Duy, một đại gia kinh doanh vàng bạc đá quý ở Long Xuyên, la lớn: “Có tiền thì cứ ăn chơi thôi, cấm sao được. Chả lẽ lại đánh giá tư cách nhau trên bàn nhậu? Ai xui thì chết, mà chết thì ráng chịu thôi chứ biết sao bây giờ!”.


Gái “sinh thái”

Hầu hết cô gái được tuyển chọn tham gia ăn nhậu trên “du thuyền” của các đại gia đều là “con nhà lành”, có học thức, có nghề nghiệp hẳn hoi... nhưng ham vui, khoái “văn nghệ văn gừng”, ăn nhậu và muốn kiếm thêm chút đỉnh cải thiện thu nhập. Các đại gia thường gọi vui họ là gái “sinh thái” hay “rau sạch”, để phân biệt với dạng gái “chuyên nghiệp”, gái bia ôm...

“Em làm công nhân may mỗi tháng được 1,6 triệu đồng, đi nhậu vầy được mấy ổng cho mỗi lần năm, bảy trăm ngàn đồng cũng đỡ lắm. Có khách sộp cho đến cả triệu lận. Mỗi tuần có 3-4 đêm và ngày nghỉ làm em đi chơi với mấy ổng. Cứ ông này giới thiệu với ông khác. Bậy bạ hay không thì do mình cả thôi. Mình không chịu thì đâu ai ép được. Chỉ ăn nhậu, hát hò thôi, vui lắm...” - Trần Thị Loan (21 tuổi, công nhân một công ty may ở Cần Thơ, quê ở Bạc Liêu) nói về “nghề” của mình như vậy.

Ông Tính, một đại gia kinh doanh thức ăn gia súc ở TP Long Xuyên, tuyên bố: “Muốn gọi gái nhà lành từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, thậm chí cấp... xóm tui đều có thể điều đến hết. Dân nhậu bây giờ chỉ khoái nhậu với gái “sinh thái” thôi, nhậu với gái bia ôm xưa rồi. Thường mấy ông chuộng nhất mấy em tuổi từ 16-22. Nhưng tui chỉ mê từ U-35 trở lên, mấy em góa chồng, bỏ chồng ham vui, vừa dễ tính vừa thoải mái hơn mà lại nhiều... kinh nghiệm”.
(Theo Tuổi trẻ)