Giá vàng thế giới leo thang, người dân đổ xô đi bán, doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc dìm giá và hạn chế mua vào. Ngược lại, khi giá vàng thế giới lao dốc, các doanh nghiệp hạn chế bán ra với mức giá chênh lệch tới 4 – 5 triệu đồng/lượng so với giá thế giới. Sự biến động khôn lường của thị trường vàng suốt thời gian dài vừa qua khiến nhà đầu tư, người dân mua vàng mất nhiều hơn được...
TIN BÀI KHÁC
Chiều 27.9, giá vàng trong nước bán ra vượt ngưỡng 45 triệu đồng/lượng, quy đổi giá vàng thế giới ở cùng thời điểm là 1.660 USD/ounce, theo tỷ giá ngân hàng 20.834 đồng/USD thì giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới 3,45 triệu đồng/lượng.
Nhà đầu tư nắm đằng lưỡi
Phiên giao dịch ngày 26.9, thị trường quốc tế chứng kiến sự trồi sụt “chóng mặt” của giá vàng khi biên độ dao động giá tới 130 USD/ounce, và kim loại quý này có thời điểm chỉ còn 1.532,45 USD/ounce – giảm gần 400 USD/ounce so với mức “đỉnh” 1.920 USD/ounce hồi đầu tháng 9 vừa qua. Tính quy đổi tương đương, giá vàng trong nước chỉ ở mức xấp xỉ 40 triệu đồng/lượng, giảm gần chục triệu đồng mỗi lượng so với thời điểm 23.8 – một mức giá khá hấp dẫn để mua vào.
Tuy nhiên, không có cửa mua vàng ở vùng giá thấp cho nhà đầu tư trong nước khi giá bị đẩy lên cao ngất, đắt hơn tới gần 5 triệu đồng/lượng so với giá thế giới. Chị Tạ Hồng Vân, ngụ tại phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội, vừa mua 40 lượng vàng của công ty Bảo Tín – Minh Châu ở mức giá hơn 46 triệu đồng/lượng, cho biết, chị vay vàng của người thân từ thời điểm giá chưa đầy 30 triệu đồng/lượng. Kể từ đó, giá vàng liên tục tăng. Chờ mãi mới có cơ hội, vàng thế giới giảm mạnh như đầu tuần này, gia đình chị phải chạy vạy, gom tiền mua trả nợ. “Đắt nhưng chúng tôi vẫn phải mua, vì sợ nay mai giá lại vọt lên 50 triệu đồng/lượng thì không trả nợ nổi”, chị Vân cho biết.
Những người dân mua vàng như của để dành càng chịu thiệt hơn, bởi chủ yếu họ mua khi có tiền và bán lúc cần tiền, không chủ động tính toán thời điểm mua bán được.
Quản lý hành chính không theo kịp thị trường
Lý giải cho việc bán vàng ra ở mức giá cao đến vô lý, ông Vũ Minh Châu, giám đốc công ty vàng bạc Bảo Tín – Minh Châu cho rằng đó là do… hết hàng vì nhu cầu mua vàng đột ngột tăng mạnh. Đây cũng là giải thích của hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc.
Tính trong ngày 27.9, công ty SJC bán ra khoảng 10.000 lượng, PNJ bán ra khoảng 4.000 lượng. Bà Nguyễn Thị Cúc, phó tổng giám đốc công ty PNJ, cho biết: “Lượng vàng mua vào từ người dân so với bán ra chỉ được 10 – 30%. Thiếu nguồn cung nên chênh lệch giá giữa vàng trong nước và thế giới chưa thể giảm được”.
Tuy nhiên, một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Trần Duy Hưng, Hà Nội nói thẳng: chênh lệch cung – cầu chỉ là cái cớ để các doanh nghiệp đẩy giá bán trục lợi. Bởi trên thực tế, ngày 27.9, nhu cầu mua vàng đã giảm mạnh, song giá vàng trong nước vẫn đắt hơn giá thế giới tới hơn 2 triệu đồng/lượng – một khoảng cách quá vô lý. Trước ý kiến thanh minh của một số doanh nghiệp, rằng thị trường vàng rất lớn, không doanh nghiệp nào đủ lực để làm giá, nhà kinh doanh vàng này phân tích, các doanh nghiệp chẳng khó gì trong việc thoả thuận ngầm với nhau đẩy giá lên, bởi nhà đầu tư, người dân không thể tự đứng ra nhập khẩu, chế tác vàng. “Khi nào giá vàng tăng mạnh, người đi bán nhiều hơn người mua, như hồi tháng 6 vừa qua, các doanh nghiệp kinh doanh vàng lại tìm cách hạn chế mua vào, giá mua thấp hơn giá thế giới. Và những khi giá vàng thế giới giảm mạnh, thì họ làm ngược lại. Đến các doanh nghiệp như chúng tôi – là đối tác, mà còn bị các doanh nghiệp lớn ép giá”, ông này nhấn mạnh.
Tổng thư ký hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam Đinh Nho Bảng phân tích, nguyên nhân xâu xa là do thị trường trong nước và thế giới thiếu sự liên thông, cơ chế quản lý với hoạt động xuất nhập khẩu vàng thiếu linh hoạt. Chẳng hạn, cứ khi nào giá thế giới tăng cao ngất ngưởng, thị trường trong nước rối loạn, ngân hàng Nhà nước mới cho phép nhập vàng nhưng với thời hạn và số lượng rất hạn chế. Do vậy, doanh nghiệp ít có sự lựa chọn về thời điểm, giá cả nhập khẩu vàng và thường thì phải nhập ở thời điểm giá thế giới cao. Nay, tuy giá thế giới hạ nhưng doanh nghiệp vẫn tồn một lượng vàng nhập ở thời điểm giá thế giới cao, nên giá bán không thể tiệm cận giá thế giới khi đã hạ xuống được.
Theo ông Bảng, hạn ngạch nhập khẩu vàng nên được kéo dài thời gian, cho doanh nghiệp sự chủ động trong nhập khẩu vàng để được lựa chọn mức giá tốt nhất, “Như thời điểm này, nếu doanh nghiệp được nhập khẩu vàng, sẽ kéo giá bình quân xuống thấp, nhờ vậy, giá trong nước sẽ dễ tiệm cận hơn với giá thế giới”.
Một doanh nghiệp kinh doanh vàng tiếc rẻ: “Nếu được quyền nhập, chúng tôi đã chốt giá mua ngay buổi trưa ngày 26.9, khi giá vàng thế giới ở khoảng 1.550 USD/ounce, mua giá rẻ thì có thể bán được giá rẻ”. Tiếc rằng thời khắc giá rẻ đó đã qua đi. Giá vàng thế giới đã tăng trở lại. Trong chiều 26.9, ngân hàng Nhà nước đã thông báo cho phép nhập khẩu vàng, nhưng đến chiều 27.9, một số doanh nghiệp xin phép nhập vàng vẫn chưa được cấp quota nên giá vàng trong nước vẫn chênh lệch khá cao so với giá thế giới.
(Theo Sài Gòn tiếp thị)
TIN BÀI KHÁC
Hà Nội: 545 căn hộ xã hội bị bỏ không
Vợ chồng chủ tiệm vàng “ôm nợ“ 400 tỷ đồng ra nước ngoài?
Kinh hoàng 'làng thối' ở Hà Nội
DN vàng sản xuất cầm chừng, tạo khan hiếm giả?
Vợ chồng chủ tiệm vàng “ôm nợ“ 400 tỷ đồng ra nước ngoài?
Kinh hoàng 'làng thối' ở Hà Nội
DN vàng sản xuất cầm chừng, tạo khan hiếm giả?
Chiều 27.9, giá vàng trong nước bán ra vượt ngưỡng 45 triệu đồng/lượng, quy đổi giá vàng thế giới ở cùng thời điểm là 1.660 USD/ounce, theo tỷ giá ngân hàng 20.834 đồng/USD thì giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới 3,45 triệu đồng/lượng.
Nhà đầu tư nắm đằng lưỡi
Phiên giao dịch ngày 26.9, thị trường quốc tế chứng kiến sự trồi sụt “chóng mặt” của giá vàng khi biên độ dao động giá tới 130 USD/ounce, và kim loại quý này có thời điểm chỉ còn 1.532,45 USD/ounce – giảm gần 400 USD/ounce so với mức “đỉnh” 1.920 USD/ounce hồi đầu tháng 9 vừa qua. Tính quy đổi tương đương, giá vàng trong nước chỉ ở mức xấp xỉ 40 triệu đồng/lượng, giảm gần chục triệu đồng mỗi lượng so với thời điểm 23.8 – một mức giá khá hấp dẫn để mua vào.
Với cơ chế quản lý thị trường vàng như hiện nay, người dân không có cơ hội mua vàng giá rẻ. Ảnh
Tuy nhiên, không có cửa mua vàng ở vùng giá thấp cho nhà đầu tư trong nước khi giá bị đẩy lên cao ngất, đắt hơn tới gần 5 triệu đồng/lượng so với giá thế giới. Chị Tạ Hồng Vân, ngụ tại phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội, vừa mua 40 lượng vàng của công ty Bảo Tín – Minh Châu ở mức giá hơn 46 triệu đồng/lượng, cho biết, chị vay vàng của người thân từ thời điểm giá chưa đầy 30 triệu đồng/lượng. Kể từ đó, giá vàng liên tục tăng. Chờ mãi mới có cơ hội, vàng thế giới giảm mạnh như đầu tuần này, gia đình chị phải chạy vạy, gom tiền mua trả nợ. “Đắt nhưng chúng tôi vẫn phải mua, vì sợ nay mai giá lại vọt lên 50 triệu đồng/lượng thì không trả nợ nổi”, chị Vân cho biết.
Những người dân mua vàng như của để dành càng chịu thiệt hơn, bởi chủ yếu họ mua khi có tiền và bán lúc cần tiền, không chủ động tính toán thời điểm mua bán được.
Quản lý hành chính không theo kịp thị trường
Lý giải cho việc bán vàng ra ở mức giá cao đến vô lý, ông Vũ Minh Châu, giám đốc công ty vàng bạc Bảo Tín – Minh Châu cho rằng đó là do… hết hàng vì nhu cầu mua vàng đột ngột tăng mạnh. Đây cũng là giải thích của hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc.
Tính trong ngày 27.9, công ty SJC bán ra khoảng 10.000 lượng, PNJ bán ra khoảng 4.000 lượng. Bà Nguyễn Thị Cúc, phó tổng giám đốc công ty PNJ, cho biết: “Lượng vàng mua vào từ người dân so với bán ra chỉ được 10 – 30%. Thiếu nguồn cung nên chênh lệch giá giữa vàng trong nước và thế giới chưa thể giảm được”.
Tuy nhiên, một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Trần Duy Hưng, Hà Nội nói thẳng: chênh lệch cung – cầu chỉ là cái cớ để các doanh nghiệp đẩy giá bán trục lợi. Bởi trên thực tế, ngày 27.9, nhu cầu mua vàng đã giảm mạnh, song giá vàng trong nước vẫn đắt hơn giá thế giới tới hơn 2 triệu đồng/lượng – một khoảng cách quá vô lý. Trước ý kiến thanh minh của một số doanh nghiệp, rằng thị trường vàng rất lớn, không doanh nghiệp nào đủ lực để làm giá, nhà kinh doanh vàng này phân tích, các doanh nghiệp chẳng khó gì trong việc thoả thuận ngầm với nhau đẩy giá lên, bởi nhà đầu tư, người dân không thể tự đứng ra nhập khẩu, chế tác vàng. “Khi nào giá vàng tăng mạnh, người đi bán nhiều hơn người mua, như hồi tháng 6 vừa qua, các doanh nghiệp kinh doanh vàng lại tìm cách hạn chế mua vào, giá mua thấp hơn giá thế giới. Và những khi giá vàng thế giới giảm mạnh, thì họ làm ngược lại. Đến các doanh nghiệp như chúng tôi – là đối tác, mà còn bị các doanh nghiệp lớn ép giá”, ông này nhấn mạnh.
Tổng thư ký hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam Đinh Nho Bảng phân tích, nguyên nhân xâu xa là do thị trường trong nước và thế giới thiếu sự liên thông, cơ chế quản lý với hoạt động xuất nhập khẩu vàng thiếu linh hoạt. Chẳng hạn, cứ khi nào giá thế giới tăng cao ngất ngưởng, thị trường trong nước rối loạn, ngân hàng Nhà nước mới cho phép nhập vàng nhưng với thời hạn và số lượng rất hạn chế. Do vậy, doanh nghiệp ít có sự lựa chọn về thời điểm, giá cả nhập khẩu vàng và thường thì phải nhập ở thời điểm giá thế giới cao. Nay, tuy giá thế giới hạ nhưng doanh nghiệp vẫn tồn một lượng vàng nhập ở thời điểm giá thế giới cao, nên giá bán không thể tiệm cận giá thế giới khi đã hạ xuống được.
Theo ông Bảng, hạn ngạch nhập khẩu vàng nên được kéo dài thời gian, cho doanh nghiệp sự chủ động trong nhập khẩu vàng để được lựa chọn mức giá tốt nhất, “Như thời điểm này, nếu doanh nghiệp được nhập khẩu vàng, sẽ kéo giá bình quân xuống thấp, nhờ vậy, giá trong nước sẽ dễ tiệm cận hơn với giá thế giới”.
Một doanh nghiệp kinh doanh vàng tiếc rẻ: “Nếu được quyền nhập, chúng tôi đã chốt giá mua ngay buổi trưa ngày 26.9, khi giá vàng thế giới ở khoảng 1.550 USD/ounce, mua giá rẻ thì có thể bán được giá rẻ”. Tiếc rằng thời khắc giá rẻ đó đã qua đi. Giá vàng thế giới đã tăng trở lại. Trong chiều 26.9, ngân hàng Nhà nước đã thông báo cho phép nhập khẩu vàng, nhưng đến chiều 27.9, một số doanh nghiệp xin phép nhập vàng vẫn chưa được cấp quota nên giá vàng trong nước vẫn chênh lệch khá cao so với giá thế giới.
(Theo Sài Gòn tiếp thị)