Bức tranh kinh tế đêm trên thế giới
Khái niệm nền kinh tế ban đêm (Night-time economy) hay ý tưởng về thành phố hoạt động 24 giờ đã được hình thành từ cuối những năm 1970, đặc biệt tại khu vực châu Âu. Phần lớn các quốc gia có chung quan điểm, coi kinh tế ban đêm không phải là một bộ phận tách rời của nền kinh tế. Đi đầu trong phát triển kinh tế ban đêm trên thế giới, phải kể đến những mô hình phát triển rất thú vị và sáng tạo như: Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Australia, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan hay Trung Quốc…
Một khu chợ đêm tại Thái Lan |
Theo tính toán, đến cuối năm 2020, quy mô thị trường kinh tế ban đêm tại Trung Quốc ước đạt 2.400 tỷ USD. Loại hình kinh tế này đã tạo ra khoảng 1,3 triệu việc làm tại Vương quốc Anh; 1,1 triệu việc làm tại Australia; 3,5 triệu việc làm tại Pháp; 300.000 việc làm tại New York (Hoa Kỳ).
Tại Vương quốc Anh, kinh tế ban đêm có doanh thu trung bình hàng năm đạt khoảng 66 tỷ bảng, đóng góp khoảng 6% GDP vào nền kinh tế của nước này. Riêng tại London, quy mô hoạt động kinh tế ban đêm có thể đạt mức tăng trưởng 2 tỷ bảng (từ 2017 - 2026). Các thành phố tập trung đông dân cư tại Hoa Kỳ như San Francisco hay New York có thể thu về doanh thu lần lượt khoảng 6 tỷ USD và 10 tỷ USD từ các hoạt động dịch vụ buổi tối.
Hoà cùng xu thế của thế giới, tại Việt Nam đề án phát triển kinh tế đêm cũng được Thủ tướng Chính phủ thông qua vào năm 2020. Đây được xem là bước đánh dấu mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ của kinh tế đêm tại các đô thị cảng biển, đô thị du lịch trong nước.
Trên thực tế, tại các địa phương như Đà Nẵng, Hạ Long, Nha Trang, Phú Quốc… kinh tế đêm đã bắt đầu nhen nhóm trong những năm gần đây và mở ra không ít cơ hội đầu tư. Tuy nhiên các hoạt động kinh tế đêm ở đây còn khá khiêm tốn, chưa có sự liên kết và quy mô tương đối nhỏ, chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của các khu đô thị ven biển.
Thắp sáng kinh tế đêm tại Bình Thuận
Đầu năm 2021, Bình Thuận đã phê duyệt duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Đề án phát triển kinh tế ban đêm của tỉnh Bình Thuận đến năm 2030. Theo đó, đề án nghiên cứu tập trung vào các hoạt động thương mại và dịch vụ chính trong lĩnh vực văn hóa, vui chơi, giải trí, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm và du lịch vào ban đêm. Trọng tâm là tại các đô thị, khu du lịch - dịch vụ tập trung đông người của tỉnh Bình Thuận. Đồng thời, đề xuất các chính sách, mô hình tổ chức quản lý và điều hành đối với hoạt động kinh tế ban đêm.
Theo đó, thị xã La Gi nằm tại tâm điểm của tuyến đường ven biển với 2 đầu mút là sân bay Long Thành và sân bay Phan Thiết được kỳ vọng là nơi đón đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé đến.
Bình Thuận sẵn sàng bừng sáng với kinh tế đêm |
Đón đầu sự phát triển của kinh tế đêm, bất động sản ven biển tại các địa phương có vị trí ấn tượng trong tỉnh như La Gi cũng đón nhận sự quan tâm của nhà đầu tư khắp cả nước. Tỉnh hiện nay cũng đang trong quá trình nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng giao thông, nâng cao kết nối khu vực. Một khi tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và các đường kết nối hoàn thiện, La Gi hưởng nhiều ưu thế rút ngắn thời gian di chuyển: chỉ mất khoảng 30 phút để đến Phan Thiết; 45 phút đến Bà Rịa - Vũng Tàu; 1,5 giờ đến TP.HCM… càng thể hiện rõ vị thế du lịch nơi đây.
Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy, sự phát triển của kinh tế đêm luôn đồng hành cùng sự bứt phá của bất động sản ven biển. Với tính chất đặc trưng sát biển, dễ dàng khai thác cho thuê & kinh doanh, được quy hoạch nằm trong khu vực phát triển du lịch mạnh mẽ, bất động sản ven biển tại các đô thị du lịch & cảng biển cho thấy tiềm năng đầu tư sinh lời hấp dẫn và bền vững.
Hiện nay, nhiều chủ đầu tư tầm cỡ đã bắt đầu phát triển giới thiệu những khu đô thị được quy hoạch bài bản tại La Gi. Điều này có thể xem là tín hiệu tích cực vừa mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nhanh nhạy vừa thúc đẩy phát triển kinh tế đêm nói riêng và toàn bộ nền kinh tế của Bình Thuận nói chung, nhất là khi La Gi đang nhanh chóng hoàn thiện để lên thành phố vào năm 2025.
Doãn Phong