Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp chia sẻ với VIetnamNet đã cho biết như vậy.

Bà Thuý nói rằng, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, đặc biệt là ở KCN đang chịu cảnh nhảy việc rất nhiều.

“Khi đưa ra nhận định đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, tôi nghĩ khách quan nhất sẽ là từ các chủ DN. Những nhận định chúng ta thường nghe hay chúng tôi đi gặp các DN thì các chủ DN thường nhận xét người lao động VN thường cần cù, chăm chỉ, khéo léo. Tuy nhiên, chúng ta phải dựa trên con số và bằng chứng để ta nhìn nhận”, bà cho hay.

Bà Thuý cho rằng, ta nhìn vào số liệu thống kê về chất lượng đào tạo, vấn đề lại đáng quan ngại bởi ngành chế tác/chế tạo, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 17.7%. Trong khi con số trung bình toàn bộ lao động tại Việt Nam là trên 22%. Như vậy, ngành chế biến chế tạo là ngành đòi hỏi phải có sự đào tạo và tất cả người lao động tham gia vào quá trình sản xuất đều phải qua đào tạo, thì tỷ lệ này vẫn còn đang rất thấp.

Quan trọng hơn, khi nói đến đào tạo thì ta thường nghĩ đến kĩ năng, đặc biệt trong ngành công nghiệp, ta thường nói đến kĩ năng chân tay, nhưng thực chất, nhu cầu về kĩ năng quản trị, quản lý đang có nhu cầu cao hơn. Hầu hết các DN, đặc biệt là DN xuất khẩu, cạnh tranh quốc tế rất gay gắt và DN Dệt may, hầu hết đội ngũ quản lý lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Quan trọng hơn, đó là vấn đề về thái độ, tác phong.

{keywords}
Kỹ năng là quan trọng nhưng tác phong còn quan trọng hơn

“Các DN đều nói thái độ và tác phong làm việc người lao động VN chưa thực sự có đủ năng lực cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Đây là những điểm mạnh cũng như điểm yếu mà chúng tôi thường nghe thấy ý kiến từ các DN”, bà Thuý giãi bày.

Tại công ty Denso, một Viện đào tạo kĩ năng nghề được thành lập ngay tại nhà máy. Hầu hết các máy móc thiết bị đào tạo đều đã sẵn sàng và chỉ để phục vụ cho hoạt động đào tạo. Viện cũng đã có người dành được huy chương bạc về đào tạo nghề thế giới. Như vậy,  thấy rằng, chất lượng ở VN, chất lượng đào tạo trong nhà trường và chất lượng giữ chính sách nguồn nhân lực ở VN cũng rất tốt.

Thê nhưng, nhìn toàn bộ mặt bằng chung, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ thì rõ ràng ta thấy hiện tượng nhảy việc rất nhiều. Có nhiều DN không có chính sách, hệ thống quản lý nhân lực bài bản để tạo ra động lực cho người lao động yên tâm làm việc. Ví dụ hệ thống thưởng phạt không rõ ràng, không minh bạch thì bản thân người tài, họ cũng không biết là nếu người ta làm việc ở công ty như vậy, người ta được quyền lợi gì?! Nếu việc quản lý nhân sự mà không tốt, khiến người tài cảm thấy không được trọng dụng 1 cách đúng mức thì người ta cũng sẽ tìm cách ra đi.

Tuy nhiên, ta cũng phải nhìn ngược lại từ góc nhìn DN. Nhiều DN cũng chia sẻ, việc đào tạo ra 1 người lao động có trình độ, có kĩ năng mất rất nhiều thời gian, không phải ngày 1 ngày 2. Không có nghĩa ta có bằng kĩ sư, ta là người sinh viên giỏi ở trường mà ra làm việc ta là 1 nhân tài, không có chuyện như vậy. Nó đòi hỏi 1 quá trình tích lũy và mỗi DN người ta cũng cần lao động có 1 quá trình tích lũy. Không chỉ 1-2 năm bỗng dưng trở thành 1 người tài và đòi hỏi những quyền lợi mà 1 DN phải đáp ứng.

Tất cả DN khi họ chấp nhận đào tạo thì tức là DN đã đặt toàn bộ niềm tin vào người lao động. Nếu người lao động không ý thức được việc đó, người ta không nhìn thấy 1 tầm nhìn dài hạn thì khi 1 công ty khác trả mức lương cao hơn 1 chút thôi thì người ta cũng sẵn sàng ra đi.

Chính vì những hiện tượng như vậy nên nhiều DN cảm thấy e ngại khi người ta đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực. Thường thì lãnh đạo DN cũng buông 1 câu rằng: Thực ra chúng tôi cũng cảm thấy rất là tiếc cho người lao động đó. Bởi nếu họ có tầm nhìn dài hạn hơn 1 chút, cảm thấy thực sự đam mê với nghề và có sự gắn bó với DN thì tương lai của lao động đó ở DN đó sẽ còn tiến xa hơn rất nhiều, thay vì cứ nhảy từ DN này sang DN khác. Quá trình của họ sẽ không tiến được lên trên mà chỉ là những bước nhảy từ DN này sang DN khác thôi. Cái đấy, bản thân người lao động cũng phải có những cái nhìn, tầm nhìn dài hạn cho chính nghề nghiệp của mình.

Để ứng phó với hiện tượng như vậy, bản thân các chủ DN họ cũng phải hợp tác với nhau, chia sẻ thông tin về lao động bởi DN thường không muốn nhận những người nhảy việc quá nhiều.

Theo bà Thúy, đặc biệt, trong cùng một khu công nghiệp thì tất cả các chủ DN cũng chia sẻ thông tin được với nhau hết. Chính tầm nhìn ngắn hạn như vậy nên hạn chế người lao động cả trong việc nâng cao năng lực cho chính bản thân mình và cơ hội tìm kiếm được những công việc mới. Với doanh nghiệp, kĩ năng thì thực sự rất quan trọng nhưng thái độ làm việc, tác phong làm việc thì quan trọng hơn rất nhiều.

“Thời gian tới, các trường cần có những cải thiện về chất lượng cũng như chương trình đào tạo. Tương tự như vậy, từ phía các DN, cần có công tác tuyển dụng hay đào tạo nội bộ. Với DN như vậy, chắc chắn việc giữ chân người lao động, tạo được động lực cho người lao động hay giữ nhân tài sẽ rất tốt. Nhưng thường, các DN làm được như vậy lại là DN FDI hoặc là DN lớn, còn DN nhỏ thì rất khó để họ có được những chương trình hay hoạt động để vừa đào tạo nội bộ hay chương trình để giữ chân được nguồn nhân lực chất lượng cao”, bà Thuý cho hay.

Băng Dương (ghi)