Sự hỗ trợ của Trung Quốc với lịch trình dựng đập thủy điện gây tranh cãi trên khắp thế giới có nguy cơ gây phản ứng ngược từ những cộng đồng cư dân, thậm chí là vi phạm do thiếu tính minh bạch và bỏ qua những mong muốn của người dân.
Nên lùi 10 năm 'phát đại bác khai hỏa' Xayaburi
Đập Xayaburi: 'Cục pin châu Á' hay hạt giống xung đột?
"Vẫn thường xuyên thiếu sự tham vấn và minh bạch, đặc biệt là với các nhóm xã hội dân sự ở nước này”, ông nhấn mạnh.
Ảnh: nationalgeographic |
Nhưng các nhóm hoạt động xã hội nói rằng, điều này thường xuyên không xảy ra.
Ở Lào, kế hoạch xây dựng đập thủy điện đầu tiên ở vùng hạ nguồn Mekong đã vấp phải sự phản đối của các nước láng giềng và những tổ chức bảo vệ môi trường. Họ lo sợ rằng sinh kế, nguồn lợi thủy sản và đất trồng có thể bị phá hủy.
Theo Bosshard, trong khi dự án đập
Xayaburi trị giá 3,5 tỉ USD phần lớn do Thái Lan đầu tư, thì một dự án khác được
lên lịch trình không xa sau đó, đập Paklay lại do Trung Quốc chiếm phần lớn
nguồn vốn. "Sẽ là vấn đề nghiêm trọng nếu họ tiến hành xây dựng. Những gì đã nói
về Xayaburi cũng áp dụng cho Paklay và các đập thủy điện khác ở hạ
nguồn".
Nhưng lo lắng không chỉ có ở châu Á.
Ikal Angelei, giám đốc Hội những người bạn hồ Turkana ở Kenya, đang nỗ lực ngăn chặn con đập do Trung Quốc có phần vốn xây dựng ở thượng nguồn của Ethiopia. Bà lo rằng, con đập có thể dẫn tới những cuộc chiến về nguồn nước trong khu vực khô cằn này.
"Các cộng đồng chăn nuôi của chúng tôi luôn phải vật lộn với tìm kiếm tài nguyên nước. Xảy ra bất cứ áp lực nào lớn hơn với nước - nguồn tài nguyên đã cạn kiệt vì biến đổi khí hậu - sẽ có thể khiến xung đột gia tăng”, bà nói.
Các ngân hàng chính sách như Exim Trung Quốc giờ đây đã tăng cường cùng với các tổ chức cho vay thương mại như ngân hàng Công thương Trung Quốc - ngân hàng lớn nhất thế giới về giá trị thị trường - trong đầu tư vào xây dựng đập thủy điện ở nước ngoài.
Johan Frijns, điều phối viên của BankTrack cho hay, các ngân hàng tung vốn vào lịch trình dựng đập phải đảm bảo rằng, tiền cho vay của họ không dẫn tới những tác động nghiêm trọng tới môi trường cũng như gây ra lo lắng về quyền con người. "Chúng tôi biết rằng, các ngân hàng nội địa Trung Quốc đang nỗ lực rất lớn hướng tới sự ổn định”, ông nhấn mạnh. "Chúng tôi kêu gọi các ngân hàng Trung Quốc đứng ngang hàng với các cộng sự châu Âu và Mỹ, tất cả thông qua các quy định cho vay”.
Các dự án thủy điện của Trung Quốc ở
trong nước, trên thượng nguồn của cả sông Mekong và Brahmaputra, cũng gây ra
nhiều quan ngại.
Hôm thứ ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố: “Trung Quốc luôn tuân thủ thái độ trách nhiệm” với các dự án như vậy và “xem xét đầy đủ tác động với các quốc gia hạ nguồn”.
Bosshard khẳng định: "Sử dụng các dự án
thủy điện làm công cụ chính trị... Tôi nghĩ Trung Quốc có mọi lý do để không làm
như vậy. Nhưng dĩ nhiên, khi đập được xây dựng, nó luôn có khả năng ấy và tôi
có thể hiểu vì sao các nước hạ nguồn lo lắng”.
Thái An (theo Reuters)
Xayaburi: Chỉ còn cách tự cứu mình!
Đập Xayaburi đe dọa 20 triệu dân hạ lưu
Đập Xayaburi và trách nhiệm xã hội
Xayaburi dưới góc nhìn đa chiều và thực tế