Lựa chọn nguyên liệu, gia vị làm nước dùng

Cách làm nước lẩu ngon đầu tiên cần phải chọn được nguyên liệu thật tươi, sống sau đó áp dụng các kỹ thuật chế biến phù hợp. Bên cạnh đó, với mỗi loại nước lẩu luôn cần những gia vị đặc trưng. Tùy từng loại nguyên liệu mà bạn phải có gia vị phù hợp kèm theo.

Với nước lẩu gà và heo, bạn không nên sử dụng xương đầu để nấu vì sẽ gây mùi hôi. Nên chọn xương hom và xương đuôi sẽ giúp nồi nước lẩu vừa ngọt vừa thơm. Đặc biệt, hai món lẩu này, chỉ nên dùng xương heo và xương gà nguyên chất mà không cho nên cho thêm các gia vị chua hay ngọt khác, làm mất đi vị ngọt tự nhiên của nước lẩu.

Riêng với lẩu gà, bạn nướng hành khô và gừng rồi đập dập bỏ vào, nêm nếm gia vị, hạt nêm cho vừa miệng, thêm 1 – 2 cây sả, dứa, cà chua. Khi chế vào nồi lẩu thì bỏ thêm gói thuốc bắc và nấm hương ngâm nở, sa tế, ăn kèm rau ngải cứu, rau muống, cải thảo.

Các món lẩu có nguyên liệu từ gia súc cần có thêm gừng, hành tím nướng, riềng, sả. Nước dùng bò sẽ không thể thiếu các gia vị như: quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô. Hành và gừng nướng chín nhưng không được cháy vỏ. Lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước dùng trong, màu đẹp hơn. Ngoài ra, hoa hồi bạn bẻ thành từng cánh, quế bẻ nhỏ, thảo quả lấy hạt vàng khô thơm. Sau đó dùng khăn chà xát cho sạch, giã nhỏ rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng. Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt và giữ được mùi các tinh dầu thơm.

Nước lẩu nhà làm không trong như ngoài hàng? - Đầu bếp chỉ ra bí quyết quan trọng lại cực đơn giản này! - Ảnh 1.

Với nước lẩu thập cẩm, bạn không cần cho thuốc bắc vào, ăn kèm rau muống, các loại rau cải và nấm tươi. Nước lẩu hải sản cần có gừng, dứa, sả, cần tây, sa tế… vị ăn tùy theo khẩu vị của từng gia đình. Lẩu hải sản thường hơi cay, chua và ngọt.

Với lẩu cá, ngoài xương heo ra bạn bỏ luôn xương cá đã lọc thịt vào. Với nước lẩu hải sản, bạn không cần cho sả và gừng nướng, tuy nhiên nên tăng vị chua so với những loại khác. Cá sau khi lọc, thái lát, nên ướp với gia vị, hạt nêm, gừng, sả đã băm nhỏ. Khi chế vào nồi lẩu bỏ thêm rau thì là, ăn kèm rau cần, cải cúc, dọc mùng, …

Nước lẩu nhà làm không trong như ngoài hàng? - Đầu bếp chỉ ra bí quyết quan trọng lại cực đơn giản này! - Ảnh 2.

Thời gian nấu nước lẩu

Khi cho xương đã chần vào nước lạnh, bạn đun lửa to cho sôi lại nhanh, sau đó hạ nhỏ lửa cho sôi vài phút để các bọt cứng lại rồi hớt sạch. Cả quá trình còn lại đun sôi trên lửa thật nhỏ.

Nước lẩu gà và heo thường nấu 4 – 6 giờ . Nước lẩu bò thì ninh lâu hơn, từ 8 – 10 giờ. Nước lẩu thủy hải sản không nên nấu quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.

Với xương bò, nhất là xương ống, trước khi ninh cần nướng với nhiệt độ cao thì nước dùng sẽ thơm, trong và ngon hơn.

Nước lẩu nhà làm không trong như ngoài hàng? - Đầu bếp chỉ ra bí quyết quan trọng lại cực đơn giản này! - Ảnh 3.

Cách khắc phục nước lẩu bị đục

Cho vào nước lẩu đã nguội lòng trắng trứng đánh tan, sau đó đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng và vớt ra.

Băm thịt (tùy vào từng loại nguyên liệu nấu nước lẩu) rồi trộn với lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.

Nếu nấu nước lẩu gà bị đục, cho tiếp xương gà vào đun cũng làm nước trong và ngon hơn.

Theo Gia đình & Xã hội

Công thức nấu súp khoai lang đơn giản tại nhà

Công thức nấu súp khoai lang đơn giản tại nhà

Súp khoai lang sánh mịn cùng hương thơm từ các loại thảo mộc là món ăn tốt cho sức khỏe mà bạn chỉ mất 30 phút để hoàn thành.