Ôsin sẽ được ký hợp đồng, đóng BHXH
'Sẽ có các quy định về tiền lương,
điều kiện làm việc, thời gian làm việc, quy định về cho thôi việc, trả trợ cấp thôi việc… Trong trường hợp người
GVGĐ có nhu cầu đi học, chủ sử dụng phải tạo điều kiện...'.
|
Theo dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động, chủ sử dụng thuê người giúp việc gia đình (GVGĐ) ổn định lâu dài sẽ phải ký hợp đồng lao động.
Hợp đồng này sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc
quy định tại Bộ luật Lao động như mức lương tối thiểu, thời giờ làm việc,
thời gian nghỉ ngơi, tiền lương làm thêm giờ, điều kiện lao động và các chế
độ khác cho người lao động như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm
thất nghiệp...
Tuy nhiên, do GVGĐ là công việc đặc thù nên Dự thảo đang khiến cả cơ quan
quản lý nhà nước liên quan và dư luận băn khoăn.
Nhiều băn khoăn
Vấn đề khiến cả dư luận và cơ quan quản lý nhà nước liên quan phải “đau đầu”
là quy định đóng các loại bảo hiểm cho GVGĐ.
Xét về hình thức đóng, nếu là một người lao động làm việc trong doanh nghiệp
thì tiền bảo hiểm sẽ được trích từ tiền lương của người lao động và tiền
doanh nghiệp. Còn giữa người GVGĐ với cá nhân các hộ gia đình thì việc đóng
bảo hiểm sẽ được triển khai như thế nào?
Liệu chủ sử dụng lao động có phải bỏ tiền
đóng bảo hiểm như doanh nghiệp hay không? Khi có những quy định cụ thể thì
việc thực hiện đóng bảo hiểm có khả thi không?
Ngoài ra, theo những quy định trong dự thảo, nhiều người không khỏi băn
khoăn về mức lương tối thiểu sẽ là bao nhiêu khi dịch vụ thuê người giúp
việc rất đa dạng dưới nhiều hình thức.
Thêm vào đó, người dân sẽ phải hiểu quy định
"chủ sử dụng thuê người giúp việc gia đình ổn định lâu dài sẽ phải ký hợp
đồng" như thế nào?
Thực tế cho thấy, thời gian gắn bó giữa lao động giúp việc với chủ sử dụng
chịu sự chi phối của quá nhiều yếu tố. Việc thuê GVGĐ không thể ấn định được
thời gian bao lâu.
Thêm nữa, thời gian làm việc của người giúp việc gia đình cũng thường không ổn định. Có khi người lao động phải làm quá 8 tiếng/ ngày, hoặc có khi đang làm việc, vì có việc riêng GVGĐ phải nghỉ giữa chừng thì giải quyết ra sao với vấn đề bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...v.v...
Nhiều ý kiến cho rằng: Nếu quy định người giúp việc phải đóng bảo hiểm thì cơ quan bảo hiểm sẽ không tránh khỏi những khó khăn. (Ảnh minh hoạ) |
Chưa kể, trong trường hợp khi các bên có được hợp đồng đúng quy định thì cơ quan nào sẽ giám sát, nhận khiếu nại, tư vấn cho các bên khi nảy sinh các tranh chấp. Phải chăng cơ quan lao động địa phương lại phải bố trí thêm nhân sự để đảm trách việc này?...
Đây là những vấn đề cần được làm rõ khi Bộ
Luật lao động mới được thông qua và đi vào thực tiễn đời sống.
Trao đổi với VietNamNet, ông Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân –
Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng: GVGĐ là lao động đặc
thù mang tính quan hệ dân sự hơn là quan hệ lao động nên cần có sự nghiên
cứu kỹ lưỡng trước khi đưa vào luật một cách chị tiết.
“Cần có thời gian nghiên cứu cụ thể trước khi đưa vào luật. Trước mắt GVGĐ
có thể đưa vào luật nhưng nên đưa vào “khung” sau đó giao Chính phủ hướng
dẫn chi tiết cụ thể”, ông Điều nói.
Ông Điều cũng cho rằng, nếu ký hợp đồng lao động với GVGĐ, chủ sử dụng lao
động phải tính giờ làm thêm, nhưng do GVGĐ là công việc đặc thù phải làm
nhiều công việc khác nhau trong đó có những công việc không thể ghi trong
hợp đồng lao động được, thậm chí thời gian làm cũng không cụ thể nên rắt khó
tính thời gian làm thêm.
Từ những phân tích của mình, ông Điều nói rằng, việc đưa GVGĐ vào luật lao
động là chưa chín muồi và cần nghiên cứu kỹ lưỡng.
Khó thu bảo hiểm xã hội
Chia sẻ với những băn khoăn trên, bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó Tổng giám đốc
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng: Việc thu bảo hiểm từ doanh nghiệp, từ các
tổ chức có tư cách pháp nhân còn rất khó.
Nếu quy định người giúp việc phải đóng bảo
hiểm thì cơ quan bảo hiểm sẽ không tránh khỏi những khó khăn. Tuy nhiên, khi
đưa ra một chính sách mới thì sẽ có những quy định cụ thể để thực thi.
“Dự thào này trước khi được đưa vào luật lao động thì cần phải có thời gian
nghiên cứu xem việc giao kết hợp đồng lao động, người lao động trả lương như
thế nào nên cần có sự bạn bạc giữa các cơ quan ”, bà Phương nói.
Trước lo ngại các chính sách đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp khó có tính khả thi, ông Đặng Đức San, Vụ trưởng vụ Pháp chế (Bộ
LĐTB – XH) cho rằng: Bảo hiểm có hai loại: bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự
nguyện. Vấn đề là phải làm sao tuyên truyền cho người lao động ý thức được
việc nếu đóng bảo hiểm thì sau này sẽ được hưởng lợi, còn nếu không đóng thì
sẽ không được hưởng những lợi ích mà bảo hiểm đem đến.
Về Vấn đề này, theo ông Điều, nếu dự luật được thông qua thì nên trả trực
tiếp cho GVGĐ để họ ta tự tham gia, chứ gia đình chủ sử dụng đóng cho họ rất
là khó.
“Gia đình không thể hàng tháng đi đóng bảo hiểm cho họ được, nhất là thời
gia tham gia ít, trong khi do đặc thù công việc nên thời gian tham gia bảo
hiểm xã hội của GVGĐ sẽ thay đổi nên không ổn định”, ông Điều cho hay.
Gia Văn