Theo báo cáo từ DQ Institute, trong năm 2020, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có Chỉ số An toàn Trực tuyến dành cho trẻ em thấp nhất thế giới. Khảo sát của Nielsen đối với nhóm đối tượng trẻ em tại bốn quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, cho thấy thanh thiếu niên lên mạng cho việc học và giải trí thường đối mặt với những mối nguy trên mạng như nội dung bạo lực, bắt nạt trên mạng, tin giả hay các mối nguy từ người lạ. Tuy nhiên, trẻ có khuynh hướng ít chia sẻ với phụ huynh khi gặp phải những vấn đề trên mà thường chọn cách im lặng hoặc có hành động tiêu cực vì lo ngại những phản ứng từ phụ huynh.

{keywords}

Trẻ em lên mạng cần được bảo đảm an toàn - Ảnh chụp màn hình

Về phía phụ huynh, theo khảo sát an toàn trực tuyến các bậc phụ huynh tại Việt Nam thực hiện bởi Qaltrics và Google cho thấy 71% phụ huynh có con nhỏ học các lớp trực tuyến trong thời điểm đại dịch Covid-19 đều có quan ngại về vấn đề an toàn trên mạng nhưng hơn một phần ba số phụ huynh được phỏng vấn chưa bao giờ nói chuyện với trẻ nhỏ về vấn đề an toàn trên mạng. 

Trước thực trạng trên, dự án “Em an toàn hơn cùng Google” được triển khai với mong muốn trang bị cho trẻ các kiến thức, công cụ cần thiết để trẻ em có thể tự bảo vệ, phát triển an toàn lành mạnh trên môi trường mạng, đồng thời nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh để trở nên tự tin cùng con lên mạng an toàn. Đây cũng là sự hưởng ứng của Google đồng hành cùng Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), cho chương trình cấp quốc gia “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh và sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”.

“Em an toàn hơn cùng Google” là một dự án giáo dục, thúc đẩy việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số một cách an toàn và tự tin dành cho trẻ từ 7-13 tuổi. Dự án với giáo trình được thiết kế đặc biệt để hướng dẫn trẻ sử dụng Internet một cách an toàn, cẩn trọng và tránh các hành vi xấu có nguy cơ ảnh hưởng tới trẻ, cũng như dạy trẻ các nguyên tắc cơ bản về an toàn kỹ thuật số và quyền công dân số để các em có thể tự tin khám phá thế giới trực tuyến. Dự án này là một phần của Sáng kiến ‘An Toàn Hơn Cùng Google’ dành cho Việt Nam.

Tại Việt Nam, dự án sẽ do Google phối hợp cùng Trung tâm Tư vấn Sức khỏe Gia đình và Phát triển Cộng đồng (C.F.C) triển khai. CFC hỗ trợ đào tạo các giảng viên nguồn cho chương trình và phổ biến chương trình đến các trường học, phụ huynh và học sinh ở Việt Nam qua các hội thảo.

Theo ông Nguyễn Đức Tuân, Quyền Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Cục ATTT đánh giá rất cao việc ra mắt chương trình “Em an toàn hơn cùng Google” hay “Be Internet Awesome”. Ở Việt Nam Google là nền tảng phổ biến được nhiều người sử dụng trong đó có trẻ em, do đó chương trình này góp phần nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức kỹ năng về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, giúp trẻ em sử dụng Internet một cách tỉnh táo, thông minh, tử tế, mạnh mẽ và can đảm.

Ông Tuân cho biết, với việc lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam với ngôn ngữ tiếng Việt cùng nội dung vô cùng phong phú phù hợp với trẻ em Việt Nam, sáng kiến này sẽ góp phần thực thi tốt và hiệu quả chương trình Bảo vệ trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành, thể hiện một cách rất rõ vai trò và trách nhiệm tích cực của Google đối với việc bảo vệ trẻ em Việt Nam.

Là một trong những hoạt động hợp tác của Cục ATTT với Google trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, ông Nguyễn Đức Tuân mong rằng chương trình “Be Internet Awesome - Em an toàn hơn cùng Google”, sẽ là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ bảo vệ trẻ em Việt Nam trước các rủi ro trên môi trường mạng, đồng thời góp phần thúc đẩy trẻ em Việt Nam có thể tương tác sáng tạo lành mạnh trên môi trường này.

Tại Việt Nam, “Em an toàn hơn cùng Google-Be Internet Awesome (BIA) được sự đồng hành của các đại sứ an toàn mạng như: Bà Nguyễn Thúy Uyên Phương, nhà sáng lập hệ thống giáo dục Tomato Kids dành cho trẻ em; bà Trần Thu Hà, nhà báo, tác giả nhiều tác phẩm sách chuyên đề về giáo dục trẻ em; Nghệ sĩ Ưu tú Xuân Bắc; ca sĩ Đoan Trang và ông Lê Bá Anh, nhà sáng lập kênh YouTube Toystation với  nhiều nội dung hướng đến trẻ em và gia đình. Với sự ảnh hưởng tích cực trên truyền thông, sự đồng hành của các đại sứ an toàn mạng sẽ giúp chia sẻ và lan toả nhận thức về vấn đề an toàn trực tuyến và cũng như những kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong việc giáo dục trẻ để trở thành những nhà thám hiểm tự tin trong thế giới Internet.

Lê Mỹ

Các nguy cơ xâm hại trẻ em trên mạng xã hội

Các nguy cơ xâm hại trẻ em trên mạng xã hội

Tiếp xúc với các thông tin giả, bị bắt nạt, để lộ thông tin cá nhân.. là những nguy cơ xâm hại trên mạng xã hội mà trẻ em, đặc biệt trong lứa tuổi 11 đến 16 tuổi thường gặp phải.