Theo Bộ Công Thương, thời gian qua Bộ này nhận được nhiều phản ánh, kiến nghị của các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp về các biện pháp phòng chống dịch làm phát sinh thêm nhiều chi phí và thời gian cho việc vận chuyển hàng hóa.

{keywords}
Giãn cách xã hội khiến vận chuyển hàng hóa khó khăn, doanh nghiệp lo đứt chuỗi sản xuất

Bộ Công Thương cho rằng: Các hoạt động logistics, vận chuyển, lưu thông hàng hóa là mạch máu của các hoạt động kinh tế của đất nước, trong đó có các hoạt động sản xuất công nghiệp. Đặc trưng của sản xuất công nghiệp là tính kết nối sản xuất theo chuỗi không phân biệt địa giới hành chính, do đó, khi không bảo đảm được quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sẽ dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất nội địa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc duy trì sản xuất của các doanh nghiệp.

Sự gián đoạn, đứt gãy chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp dẫn đến sự gián đoạn của luồng tiền phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra áp lực tài chính lớn cho doanh nghiệp sản xuất cũng như chính bản thân các doanh nghiệp logistics và vận tải.

Bộ cũng cảnh báo việc gián đoạn này có thể ảnh hưởng đến tài chính của DN, 11,3 triệu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo cùng hàng chục triệu lao động có liên quan.

Nguyên nhân chủ yếu của việc gián đoạn quá trình lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong thời gian vừa qua chủ yếu do nhận thức của các địa phương về vai trò của lực lượng lao động trong các ngành vận tải, logistics chưa phù hợp, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của họ trong việc phục vụ lưu thông hàng hóa cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. 

Do chưa đánh giá đúng vai trò của đội ngũ lao động này, các địa phương chưa ưu tiên thực hiện các chính sách phòng dịch, đặc biệt là việc ưu tiên tiêm vắc xin cho họ. Từ đó, dẫn đến các quy trình kiểm dịch rất phức tạp, tốn kém, gây lãng phí thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

Vì vậy, có thể thấy, đối tượng cần tập trung ưu tiên tiến hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh là đội ngũ lao động, tài xế, phụ xe thực hiện vận tải liên tỉnh và các ngành logistics phục vụ lưu thông hàng hóa, chứ không phải là nhắm vào việc quy định “hàng hóa thiết yếu” để hạn chế lưu thông hàng hóa như hiện nay.

Trong trường hợp đội ngũ lao động trong các ngành vận tải – đặc biệt là vận tải liên tỉnh được ưu tiên tiêm vaccine tương tự như các lực lượng tuyến đầu chống dịch, việc kiểm soát dịch bệnh trong quá trình lưu thông hàng hóa sẽ được thuận lợi hóa hơn rất nhiều và sẽ không cần thiết phải có những quy định về hạn chế lưu thông hàng hóa và “hàng hóa thiết yếu” có thể lưu thông như hiện nay.

Vì thế, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương bổ sung đối tượng lao động trong ngành vận tải – đặc biệt là lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh và các đối tượng khác trong ngành logistics (như đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu…) là đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin tại điểm b mục 3 phần III (đối tượng tiêm) của Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021 – 2022 ban hành kèm theo Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế (tương đương với lực lượng tuyến đầu chống dịch).

Lương Bằng

Tìm được nguồn vắc xin từ UAE, 4 hiệp hội xin hỗ trợ nhập khẩu

Tìm được nguồn vắc xin từ UAE, 4 hiệp hội xin hỗ trợ nhập khẩu

Có nguồn cung từ UAE, bốn ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam kiến nghị Thủ tướng hỗ trợ nhập vắc xin Covid-19.