Câu hỏi (8/20 điểm) của đề thi này như sau:

"IQ là viết tắt tiếng Anh của Intelligence Quotient, hay được hiểu là chỉ số thông minh của não bộ con người. Chỉ số IQ cao đồng nghĩa với việc người đó sẽ có tư duy, phản xạ, nhanh nhạy và ngược lại.

EQ là viết tắt tiếng anh của Emotional Quotient, được hiểu theo nghĩa là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và người xung quanh. Vì vậy EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người và là yếu tố quyết định hành vi của người đó.

Nếu phải lựa chọn giữa IQ và EQ thì anh/ chị sẽ chọn như thế nào? Vì sao?"

{keywords}
Đề thi học sinh giỏi 

Nhận xét về đề thi này, thầy Hồ Tấn Nguyên Minh, Tổ trưởng Tổ Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên nhìn nhận câu nghị luận xã hội này là một đề thi khá hay, giàu ý nghĩa và có độ “mở” tốt.

"Tôi cho rằng, một câu hỏi như thế này sẽ tạo điều kiện để học sinh thể hiện sức nghĩ, sức viết và khả năng sáng tạo của mình.

Đề thi đặt ra một vấn đề giàu ý nghĩa là sự lựa chọn giữa IQ (chỉ số thông minh) và EQ (chỉ số cảm xúc). Có một thời người ta dường như quá chú trọng phát triển IQ mà quên mất vai trò của EQ, để rồi khi đối diện với sự phức tạp của cuộc sống thì mới nhận ra EQ cũng quan trọng không kém, nhận ra sự cân bằng giữa IQ và EQ mới giúp con người trở nên hoàn thiện.

Bàn về vấn đề này, đặc biệt là bàn về EQ, học sinh sẽ có cơ hội luận giải, bày tỏ hiểu biết, nêu quan điểm của mình về những vấn đề quan trọng trong xã hội hiện đại".

Thầy Minh cho rằng, cách hỏi trong câu này là một cách hỏi mở, cho phép học sinh được tự do lựa chọn, nêu quan điểm, chính kiến của mình. Theo đó thì quan điểm của bạn này có thể khác, hoặc ngược so với quan điểm của bạn khác. Vì vậy, với cách hỏi này, đáp án cũng phải mở, không thể áp đặt học sinh vào một hệ thống ý cố định như vẫn thường thấy trước đây. 

Khác với thầy Minh, một giáo viên Ngữ văn ở Quận 1, TP.HCM lại bày tỏ mình không thích kiểu đề thi yêu cầu đưa ra sự lựa chọn như vậy.

"Sao phải lựa chọn mà không trau dồi rèn luyện cả hai?" - thầy giáo này đưa quan điểm của mình. "Sự lựa chọn nào cũng đau đớn. Vào cửa hàng muốn mua 2 cái áo mà tiền chỉ có ít, phải chọn 1 đã đau khổ mà cứ thích bắt chọn lựa để làm gì?

Nói thật là mình hơi khó chịu với kiểu đề lựa chọn. Nó như câu hỏi kiểu "Nếu mẹ anh và em cùng rơi xuống sông, anh chỉ được cứu một người, anh chọn cứu ai?".

Theo thầy giáo này, đề thi sẽ hay hơn khi đặt vấn đề là  "Anh chị hãy khám phá chính mình và viết một bài luận về EQ và IQ của bản thân".

"Như vậy thì chẳng cần phải lựa chọn gì cả. Cuộc đời đã đã nhiều trái ngang éo le, xin các thầy cô đừng tạo thêm cho học sinh những sự lựa chọn khó khăn. 

Mình ngờ rằng sẽ có những thí sinh không muốn lựa chọn, nhưng vẫn phải cố lựa chọn để hoàn thành bài thi".

Giáo viên Ngữ văn này cũng đưa quan điểm "Học sinh giỏi Văn không phải là học sinh làm được câu khó, mà là học sinh có tư duy mới ở những cái rất cũ. Cũng như một nhà văn chân chính, giữa một thế giới già nua và cũ kĩ, họ vẫn có thể sáng tạo lại thế giới bằng câu chữ".

"Nói chung, mình thấy nhiều đề thi học sinh giỏi bị làm quá lên, đôi khi gây khó chịu, rối rắm, thậm chí vô lý. Hãy đi tìm chân lý từ những điều đơn giản nhất.

Nhưng mình vẫn luôn trân trọng những nỗ lực đổi mới của người ra đề. Chỉ là không phải sự đổi mới và nỗ lực nào cũng hoàn hảo".

Nhà tâm lý, giáo dục học Nguyễn Minh Thành đặt câu hỏi “Vấn đề của đề văn này là người đưa ra đề thi (và chấm) muốn đánh giá điều gì ở học sinh? Khả năng lập luận, hay (và cả) tính chính xác của thông tin khoa học?”.

Theo anh Thành, tthực ra ngay chính trong đề này cũng chưa đảm bảo được độ chính xác về mặt khoa học của 2 thuật ngữ IQ và EQ. “Để chia các "loại hình chỉ số Quotient" thì nhiều lắm, có IQ, EQ, CQ, AQ, SQ, GQ... Và các lý thuyết về "Đánh giá trí tuệ" cũng vô vàn, chứ không chỉ chung chung là IQ”.

Vì vậy, anh Thành cho rằng nếu xét đề văn này dưới góc độ học thuật về IQ và EQ thì... hơi kém.

“Tôi nghĩ, đề văn này chỉ có thể thiên về đánh giá khả năng lập luận của học sinh thôi”.

Phương Chi

Cần đánh giá công bằng với đề thi Ngữ văn 'nếu em ở trong nước sôi'

Cần đánh giá công bằng với đề thi Ngữ văn 'nếu em ở trong nước sôi'

Trong khi kì thi tuyển sinh vào lớp 10 đang diễn ra ở nhiều tỉnh/thành trong cả nước, đề thi môn Ngữ văn của Khánh Hòa nhận được sự chú ý ở cả đề thi chung và đề thi vào lớp chuyên.

Giáo viên Ngữ văn nghĩ gì khi bắt trend 'Mang tiền về cho mẹ'?

Giáo viên Ngữ văn nghĩ gì khi bắt trend 'Mang tiền về cho mẹ'?

Khoảng hai năm trở lại đây, Rapper Đen Vâu không chỉ nhận được sự yêu mến của khá nhiều bạn trẻ mà ca từ trong một số bài hát của anh còn trở thành ngữ liệu trong đề kiểm tra hay giờ dạy của giáo viên Ngữ văn".

Bài thơ của nữ sinh năm 2 vào đề thi Ngữ văn ở Thái Bình

Bài thơ của nữ sinh năm 2 vào đề thi Ngữ văn ở Thái Bình

Trong đề kiểm tra học kỳ I khối 11 môn Ngữ văn của Trường THPT Nguyễn Trãi (Thái Bình) xuất hiện bài thơ của một nữ sinh năm thứ 2, đồng thời cũng là tác giả của hàng loạt bài thơ tự do nổi tiếng trên mạng xã hội.

Tác phẩm kinh điển của Việt Nam đang 'thất thế' trong đề thi Ngữ văn?

Tác phẩm kinh điển của Việt Nam đang 'thất thế' trong đề thi Ngữ văn?

Trong các đề thi Ngữ văn nổi bật thời gian qua, những câu hỏi thu hút sự chú ý nhất thường không rơi vào các tác phẩm đã học trong chương trình mà ngữ liệu chủ yếu lấy từ bên ngoài.

Phấn khích với đề thi học sinh giỏi Văn của TP.HCM

Phấn khích với đề thi học sinh giỏi Văn của TP.HCM

Theo các giáo viên, đề thi văn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 của TP.HCM có yếu tố mới, sáng tạo và gây hứng thú thực sự, cho cả người học và người dạy.