- Đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 của Bộ GD-ĐT môn Sinh học. Mời bạn đọc xem chi tiết.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ MINH HỌA

(Đề thi có 05 trang)

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017

Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “ người phiên dịch”?

A. ADN. B. tARN. C. rARN. D. mARN.

Câu 2. Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là

A. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN của nhiễm sắc thể.

B. đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.

C. đều có sự tham gia của ADN pôlimeraza.

D. đều diễn ra trên cả hai mạch của gen.

Câu 3: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?

A. AAbb. B. AaBb. C. AABb. D. aaBB.

Câu 4. Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc ba là

A. cáo. B. gà. C. thỏ. D. hổ.

Câu 5. Một quần thể gồm 2000 cá thể trong đó có 400 cá thể có kiểu gen DD, 200 cá thể có kiểu gen Dd và 1400 cá thể có kiểu gen dd. Tần số alen D trong quần thể này là

A. 0,30. B. 0,40. C. 0,25. D. 0,20.

Câu 6. Phương pháp nào sau đây có thể tạo được giống cây trồng mới mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau?

A. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng thực vật. B. gây đột biến nhân tạo.

C. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. D. Lai xa kèm theo đa bội hoá.

Câu 7. Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng tối đa có thể được tạo ra là

A. 8. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 8. Ở người, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do một alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy định nhìn màu bình thường. Một người phụ nữ nhìn màu bình thường có chồng bị bệnh này, họ sinh ra một người con trai bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Theo lí thuyết, người con trai này nhận alen gây bệnh từ ai?

A. Bố. B. Mẹ. C. Bà nội. D. Ông nội.

Câu 9. Theo Đacuyn, đối tượng bị tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là

A. cá thể. B. quần thể.

C. quần xã. D. hệ sinh thái.

Câu 10. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến hóa là

A. đột biến. B. giao phối không ngẫu nhiên.

C. chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 11. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên

A. kiểu gen. B. alen.

C. kiểu hình. D. gen.

Câu 12. Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ

A. Than đá. B. Đệ tứ. C. Phấn trắng. D. Đệ tam.

Câu 13. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ.

B. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.

C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương.

D. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn.

Câu 14. Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trên mạch khuôn 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục.

B. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.

C. Trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.

D. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’.

Câu 15. Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể sinh vật?

A. Đột biến điểm. B. Đột biến dị đa bội. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến lệch bội.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Mô tả

Câu 32. Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ

A. làm cho chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. B. làm cho các loài này đều bị tiêu diệt.

C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.

Câu 33. Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?

(1) Duy trì đa dạng sinh học.

(2) Lấy đất rừng làm nương rẫy.

(3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.

(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.

(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.

A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (3), (4). D. (2), (4), (5).

Câu 34. Khi nói về các chu trình sinh địa hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch có thể làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên.

(2) Tất cả lượng cacbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.

(3) Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn nitrit hóa và vi khuẩn phản nitrat hóa luôn làm giàu nguồn dinh dưỡng khoáng nitơ cung cấp cho cây.

(4) Nước trên Trái Đất luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

{keywords}
{keywords}
{keywords}


  • BAN GIÁO DỤC