Những ngày đầu tháng 3, khi trời vừa hửng nắng, dọc tuyến Quốc lộ 9 đi qua thị trấn Cửa Việt (xã Gio Việt) và xã Gio Hải (huyện Gio Linh, Quảng Trị), người dân tất bật bốc, xếp hàng trăm khay phơi cá để bước vào vụ mới.

Ở huyện Gio Linh hiện có khoảng 143 cơ sở làm nghề hấp cá khô, tạo công ăn việc làm cho khoảng 2.000 lao động.

Hàng năm, làng nghề này chế biến và xuất bán khoảng 22.000 tấn cá cơm khô và một lượng ít cá nục khô, tạo thu nhập hàng triệu đồng cho người dân mỗi tháng.

Ông Võ Thanh (trú tại xã Gio Việt, huyện Gio Linh) cho biết, mỗi tháng, ngư dân ở đây chỉ đi biển 20 ngày, những ngày còn lại sẽ vào bờ chứ có đi cũng không đánh bắt được nhiều cá. “Cứ trong vòng một tháng, ngư dân sẽ đi biển 20 ngày, những ngày còn lại thường ờ nhà".

{keywords}
 Người dân tỉ mỉ phân loại cá ra để phơi.
{keywords}
Dân miền biển vui mừng vì sản lượng cá năm nay dồi dào hơn năm trước.
{keywords}
Những người phụ nữ Gio Việt đang phơi cá giữa trưa nắng.

Theo kinh nghiệm của ngư dân, cá cơm là loài cá “sợ trăng". Những đêm có trăng thì cá sẽ lặn sâu, ít đi kiếm ăn nên ngư dân sẽ không đánh bắt được, ông Thanh chia sẻ.

Cũng theo ông Thanh, nghề phơi cá khô tại địa phương đã xuất hiện nhiều năm nay do đặc thù về địa lý (gần biển Cửa Việt - PV) và cho nguồn thu nhập ổn định.

Để có một bì cá khô xuất bán, người dân ở nơi này tiến hành 5 công đoạn. Bước đầu, thu mua cá từ các thuyền vừa đánh bắt được, sau đó sơ chế sạch sẽ rồi ướp với muối trong thời gian ngắn rồi xếp lên các vỉ lưới và đưa vào lò hấp. Sau khi hấp xong, cá được đưa ra ngoài trời phơi khô. Khi cá trên vỉ lưới khô, người dân sẽ kiểm tra, phân loại, chọn lọc từng con cá rồi đóng thùng bán ra thị trường.

Tất cả công đoạn hấp cá phơi khô đều được người dân địa phương làm thủ công. Do đó, sản phẩm cá hấp phơi khô ở Gio Linh nổi tiếng thơm, thịt cá dai ngọt nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Anh Đoàn Ba (trú tại thị trấn Cửa Việt) chia sẻ, bình quân 3kg cá tươi sau khi hấp và phơi khô sẽ thu được khoảng 1kg cá khô thành phẩm.

Hiện giá cá cơm phơi khô dao động từ 90.000-100.000 đồng/kg, tạo nguồn thu từ 250.000-300.000 đồng/người/ngày.

“Năm nay, kích cỡ cá cơm to hơn năm trước, sản lượng đánh bắt những tháng đầu năm dồi dào nên cả ngư dân và người làm nghề rất phấn khởi”, anh Ba chia sẻ.

{keywords}
{keywords}
Cá được phơi giữa thời tiết nắng nóng để đảm bảo độ thơm, ngon.
{keywords}
Các khay cá sau khi phơi xong sẽ được xếp lên nhau chờ phân loại.
{keywords}
 Người dân đang tất bật gỡ cá khi phơi xong.
{keywords}
{keywords}
Cá cơm sau khi được phơi nắng 1 ngày sẽ có màu cánh gián.

Quang Thành - Bảo Lâm  

Chợ độc nhất Việt Nam, vừa tới nơi mùi đặc sản thơm nức mũi

Chợ độc nhất Việt Nam, vừa tới nơi mùi đặc sản thơm nức mũi

Chợ hoạt động cả ngày lẫn đêm nhưng không hề có rác thải, thương lái chỉ buôn bán mỗi dừa. Vào chợ, mùi từ các sản phẩm dừa thơm nức mũi, khách đến là phải nếm đặc sản ngay.