Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các FTA vừa được ký kết.

Trong đó FTA với EU đã được các DN dệt may trông đợi nhiều năm nay, vì đây là thị trường có giá trị gia tăng cao, sản phẩm có chất lượng, đa dạng hóa được mẫu mã, chủng loại và là thị trường có truyền thống lâu đời. 

{keywords}
Lợi thế là rất lớn nhưng đến thời điểm này ngành dệt may vẫn phải chịu áp lực về nguồn cung thiếu hụt dù đã đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực sợi.

Từ những năm 90 ngành dệt may đã tham gia vào thị trường này. Từ năm 1992 đến nay, hàng năm ngành dệt may đều duy trì tăng trưởng XK vào thị trường EU. Đây là thị trường đòi hỏi có sự bền vững thể hiện qua yêu cầu phải có xuất xứ từ vải.

Tương tự, hiệp định CPTPP có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành dệt may vì giúp thuế quan giảm, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm XK, trong đó thị trường được kỳ vọng nhất là Canada và Australia. Đặc biệt, Hiệp định CPTPP đòi hỏi từ sợi là nền tảng phát triển công nghiệp sợi trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu xuất xứ “từ sợi trở đi”.

Lợi thế là rất lớn nhưng đến thời điểm này ngành dệt may vẫn phải chịu áp lực về nguồn cung thiếu hụt dù đã đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực sợi.

Đến cuối năm 2017 và năm 2018, hàng loạt dự án đầu tư mới bắt đầu triển khai. Hiện ngành dệt may vẫn đang phải đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm để đến năm 2020 -2021 chúng ta mới giảm dần phần cung thiếu hụt.

Với lực hút đầu tư từ các FTA, hiện Việt Nam đang có nhiều nhà máy sợi rất hiện đại. Trong đó có nhà máy tự động hóa từ khâu đầu đến khâu cuối ngang tầm quốc tế.

“Với lợi thế từ các FTA và chính sách mở cửa của Chính phủ sẽ tiếp tục tạo ra lực hút cho các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nguồn cung thiếu hụt. Dự kiến, đến năm 2022 -2023 sẽ có rất nhiều nhà máy nguyên phụ liệu, dệt, nhuộm có thể đáp ứng nguồn cung thiếu hụt trong nước của ngành dệt may”, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết.

Thu Nga