Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Phân Khoa Truyền nhiễm thuộc Khoa Y tế, Điều dưỡng và Khoa học Sức khỏe, Khoa Công nghệ Thông tin - Đại học Monash và Phân Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện The Alfred đã được Quỹ Nghiên cứu Y khoa vì Tương lai (MRFF) trao thưởng 3,4 triệu USD cho dự án mang tên SuperbugAi Flagship.

Trong khuôn khổ Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh toàn thế giới (18-24/11), dự án đột phá này với trọng tâm là chủ đề siêu vi khuẩn sẽ tích hợp hệ gen học, dữ liệu chăm sóc sức khỏe điện tử và trí tuệ nhân tạo (AI) để giải quyết tình trạng kháng kháng sinh trong hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Nghiên cứu này cũng sẽ góp phần xây dựng một kệ thống theo dõi và phản ứng giúp phát hiện các siêu vi khuẩn sớm hơn, cá nhân hóa việc điều trị cho bệnh nhân và ngăn ngừa bùng phát bệnh dịch.

Dự án SuberbugAi mang đến hy vọng ngăn chặn sự lây lan của siêu vi khuẩn và cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như hiệu quả việc sử dụng tài nguyên và chi phí.

Trưởng nhóm nghiên cứu, GS Anton Peleg, là một trong những bác sĩ và nhà khoa học hàng đầu của Bệnh viện The Alfred với Công trình Khoa học về Kháng kháng sinh đã được quốc tế công nhận.

{keywords}
 

GSPeleg cho biết, “Sự kết hợp của các công nghệ tiên tiến trong y học đã mang đến cho chúng tôi cơ hội chưa từng có để phát triển tương lai của ngành y tế. Đó là một hệ thống chăm sóc sức khỏe thông minh và có khả năng học tập, sử dụng hàng chục nghìn điểm dữ liệu trên mỗi bệnh nhân và mầm bệnh lây nhiễm để giúp dự đoán các phản ứng trong quá trình và kết quả điều trị bệnh nhân.”

GS Peleg cho biết thêm: “Dự án này sẽ thúc đẩy ranh giới của những thành tựu trong ngành chăm sóc sức khỏe và việc ứng dụng các công nghệ mới nhằm hiểu được cách thức siêu vi khuẩn lây nhiễm sang người và lây truyền trong hệ thống bệnh viện.”

GS Chris Bain từ ngành Thực hành, Y tế Kỹ thuật số giải thích tầm quan trọng của việc giảm và ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng do siêu vi khuẩn: “Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này và cho biết mỗi năm thế giới có 700.000 ca tử vong vì các bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh và đến năm 2050 có thể có tới ​​10 triệu ca tử vong hàng năm bởi các bệnh vốn trước đây có thể điều trị được. Các ứng dụng tiên tiến của hệ gen học, sức khỏe kỹ thuật số và trí thông minh nhân tạo được áp dụng trong suốt nghiên cứu này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu lây nhiễm siêu vi khuẩn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe.”

GS Geoff Webb từ ngành Khoa học Dữ liệu tại Khoa Công nghệ Thông tin, Giám đốc Viện Nghiên cứu dữ liệu vì tương lai của Đại học Monash giải thích lý do tại sao ngành chăm sóc sức khỏe tương lại cần trí thông minh nhân tạo và khoa học dữ liệu: “Với việc ứng dụng trí thông minh nhân tạo và khoa học dữ liệu, chúng tôi đang định hình tương lai ngành sức khỏe của Úc và trên toàn thế giới một cách tích cực hơn. Monash có một bề dày thành tích trong ngành Khoa học sức khỏe và dự án này sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa những đột phá trong nghiên cứu của chúng tôi nhằm thay đổi hàng triệu cuộc sống tốt đẹp hơn.”

(Nguồn: Đại học Monash)