Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 20km, Kiêu Kỵ, Gia Lâm là làng nghề duy nhất ở Việt Nam chuyên làm vàng quỳ, bạc quỳ. Trải qua bao thăng trầm cho đến nay, hiện làng nghề vẫn tồn tại và lưu giữ được kỹ thuật truyền thống. Hầu hết các làng làm nghề tạc tượng, khắc hoành phi, câu đối, hoặc làm hàng sơn mài… đều là những bạn hàng thân thiết của làng Kiêu Kỵ.

Kiêu Kỵ là làng nghề truyền thống chuyên làm vàng quỳ, thuộc xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, có lịch sử trên 400 năm do danh nhân tổ nghề Nguyễn Quý Trị chế ra và truyền dạy.

Nếu như trước đây sản phẩm của làng làm vàng quỳ truyền thống Kiêu Kỵ góp phần tạo sự nguy nga trong các công trình kiến trúc cung đình thời phong kiến thì ngày nay lại được dùng cho việc trang trí nội thất của Nhà hát Lớn Hà Hội, Văn Miếu Quốc Tử Giám và các di sản kiến trúc được UNESCO công nhận như Kinh đô Huế, Hội An…

{keywords}
Ngày nay, làng Kiêu Kỵ có khoảng 50 hộ gia đình chuyên kinh doanh và sản xuất vàng quỳ. Tại xưởng sản xuất của gia đình nghệ nhân Lê Bá Tươi, xưởng làm quỳ, dát vàng của gia đình đã tạo việc làm cho hơn chục thanh niên trong làng và các tỉnh khác với mức thu nhập đều đặn 3-6 triệu đồng/tháng. Nghề làm vàng quỳ rất tinh xảo, tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ phải kiên trì cần mẫn lao động với những thao tác và kỹ thuật chuẩn. Từ việc xây lò kín và thấp, dùng mùn cưa trộn với keo da trâu, viên nhỏ đốt dưới chiếc nồi ang để tạo bồ hóng, làm mực "lướt" quỳ, vàng phải đập mỏng đều, không rách…

{keywords}
Người ta đem chỉ vàng/bạc để lên đe, lấy búa đập cán dài ra, càng dài càng tốt, 1 chỉ cán dài được 2 m là vừa đẹp, sau đó cắt sợi vàng/bạc này ra thành từng đoạn nhỏ bằng móng tay (mảnh diệp).

{keywords}
Diệp được xếp vào các lá quỳ rồi buộc thành từng xếp, cho vào lồng sấy trên bếp lò một đêm. Sau đó, người thợ bít đai xếp diệp - quỳ chặt lại, dùng búa đập đều tay.

{keywords}
Đến khi miếng diệp vàng mỏng dàn kín 4 chiều miếng quỳ, cắt tiếp diệp thành 16 miếng nhỏ rồi lại tiếp tục bít đai đập tiếp từng miếng nhỏ này một lần nữa.

{keywords}
Đến Kiêu Kỵ hôm nay, từ xa đã nghe tiếng âm vang khúc nhạc đập quỳ suốt ngày không dứt. Trung bình mỗi quỳ vàng (bạc) phải đánh liên tục trong khoảng một tiếng đồng hồ. Theo cách gọi của người trong nghề là quỳ dừ, tức là lá quỳ mỏng dính, dàn đều ra bốn phía không bị rách nát Ông Lê Văn Yêm 54 tuổi, thợ cứng trong xưởng làm vàng quỳ của nghệ nhân Lê Bá Tươi cho biết: "Muốn có một quỳ vàng, người thợ phải đập khoảng một giờ liên tục với trên 1.400 nhát búa và chỉ cần lơ đãng, búa quỳ sẽ đập vào ngón tay gây tai nạn".

{keywords}
Đánh quỳ xong, những người thợ tinh mắt khéo tay dùng chiếc bay nhỏ nhẹ nhàng gỡ các lá quỳ ra, nong vào giữa các miếng giấy bản nhỏ 5 cm2, cho đến khi nào hết một xếp thì niêm phong thành từng gói.

{keywords}
Cùng với các phụ nữ trong gia đình và người cùng làng đang tỷ mẩn xếp từng thếp vàng quỳ, bà Phạm Thị Ngọ, 72 tuổi vui vẻ tâm sự: "Ngay từ nhỏ tôi đã được ông, bà truyền nghề cho và làm đến tận bây giờ. Cái nghề này đòi hỏi nhiều công đoạn, phải tỷ mỷ, nhất là khâu cuối, khi gỡ vàng trả khách, người thợ phải làm việc trong phòng kín, đeo khẩu trang và ngồi trong màn vì chỉ cần thở mạnh những "bụi vàng" cũng sẽ bay đi. Tuy ngày công không cao nhưng nghề dát vàng quỳ đã tạo công ăn việc làm, giúp gia đình có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống".

{keywords}
Một chỉ vàng (bạc) đánh được 2 quỳ, Mỗi quỳ vàng (bạc) có 500 lá và được bó lại thành 10 buộc. Giá của một quỳ vàng sẽ được bán theo giá vàng trên thị trường.

{keywords}
Đôi bàn tay khéo léo của những người thợ làng Kiêu Kỵ đã làm nên những sản phẩm được dát vàng, dát bạc rất phong phú và đa dạng như hoành phi, câu đối, tượng ở đình chùa. Khi sử dụng vàng quỳ, người thợ dùng chiếc bay rất mỏng bằng xương hoặc mảng tre vát mỏng để dát vàng lên các sản phẩm, hoạ sĩ dùng bút vẽ với dầu sơn chấm vào vàng quỳ để vẽ lên tranh sơn mài. Trung bình để dát một bức tượng cao 30 cm sẽ cần đến khoảng 5 quỳ và mất tầm 3 ngày để hoàn thành.


(Theo Lao Động)