1. Địa phương nào có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam?

  • Hà Nội
  • Hải Phòng
  • TPHCM
  • Cần Thơ
Chính xác

SCOLI là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %), phản ánh sự chênh lệch giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời sống hàng ngày của người dân giữa các địa phương trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).

Theo cơ quan thống kê quốc gia năm 2023, thành phố Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất cả nước. Năm 2022, địa phương này cũng dẫn đầu cả nước với mức giá đắt đỏ nhất. TPHCM đứng thứ hai, trong đó một số nhóm hàng của thành phố này có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội là may mặc, mũ nón và giày dép; văn hóa, giải trí và du lịch; hàng ăn và dịch vụ ăn uống; thiết bị và đồ dùng gia đình.

2. Có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương lọt top 5 địa phương có mức sống đắt đỏ nhất?

  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chính xác

Ngoài Hà Nội và TPHCM, trong top 5 địa phương có mức sống đắt đỏ nhất còn có Hải Phòng (xếp vị trí thứ 4). Đây là thành phố có hệ thống tổ chức thương mại đa dạng với sự tham gia tích cực của tất cả các thành phần kinh tế.

Xếp thứ ba trên Hải Phòng là Quảng Ninh. Lý do địa phương này có mức giá đắt đỏ bởi đây là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Kinh tế Quảng Ninh phát triển sôi động dẫn đến mức giá một số nhóm hàng dịch vụ cao hơn so với các địa phương khác.

3. Vùng nào có mức sống đắt đỏ nhất cả nước?

  • Đồng bằng sông Cửu Long
  • Đông Nam Bộ
  • Đồng bằng sông Hồng
  • Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Chính xác

Đồng bằng sông Hồng là nơi có giá cả đắt đỏ nhất cả nước trong nhiều năm. Xếp vị trí thứ hai là vùng Đông Nam Bộ, nơi có TPHCM; tiếp theo lần lượt là Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo thống kê, 3 địa phương có mức sống rẻ nhất là Bến Tre, Nam Định và Quảng Trị.

4. Thành phố trực thuộc Trung ương nào có thu nhập đầu người cao nhất?

  • Hà Nội
  • Hải Phòng
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
Chính xác

Trong các thành phố Trung ương, Hà Nội có thu nhập bình quân đầu người cao nhất. Cụ thể năm 2023, mức thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội là 6,86 triệu đồng/người/tháng, thấp hơn địa phương dẫn đầu 1,43 triệu đồng. Nhóm 20% dân số có thu nhập cao nhất tại Hà Nội đạt bình quân 14,47 triệu đồng/tháng, trong khi nhóm hộ thu nhập thấp nhất có thu nhập bình quân đạt 2,19 triệu đồng. Chênh lệch thu nhập giữa hai nhóm này là 6,6 lần.

Xét trên cả nước, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất. Đây cũng là địa phương duy nhất ở nước ta có thu nhập bình quân đầu người trên 8 triệu/tháng.

5. Những tỉnh nào dự kiến trở thành thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2021 – 2030?

  • Bắc Ninh, Khánh Hòa, Hà Nam
  • Hà Nam, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế
  • Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc
  • Thừa Thiên Huế, Bắc Ninh, Khánh Hòa
Chính xác

Theo kế hoạch phân loại đô thi toàn quốc, giai đoạn 2021 – 2023, ba tỉnh Bắc Ninh, Khánh Hòa và Thừa Thiện Huế được đề xuất trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Các tỉnh này phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn như: quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên, diện tích từ 1.500km2 trở lên, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế đạt 90%, mức tăng trưởng kinh tế trung bình trong 3 năm gần nhất bằng với bình quân cả nước…