•  
  •  
  •  
Phụ huynh lên mạng gieo quẻ bệnh sởi 

Ngay trong những tuần đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh sởi tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại Uraina và Hoa Kỳ. Tại Ucraina số mắc tiếp tục tăng cao với 8.498 trường hợp mắc, đây là số mắc lớn nhất ghi nhận trong tháng 1 của những năm gần đây, trong khi cả năm 2018 nước này ghi nhận 54.481 trường hợp mắc.

Tại Hoa Kỳ, sau gần 20 năm công bố loại trừ bệnh sởi, ngay trong đầu năm 2019 đã ghi nhận các ổ dịch sởi tại nhiều thành phố như: Atlanta, New Jersey, NewYork, Oregon, Rockland County, Rochester, Vancouver. Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Chính quyền bang Washington đã công bố tình trạng khẩn cấp nhằm huy động các nguồn lực và nỗ lực của người dân trong việc khống chế dịch sởi.

Theo các nhà khoa học, việc dịch sởi bùng phát tại một số nước hiện nay là do tỷ lệ tiêm vắc xin phòng sởi không đạt yêu cầu tại nhiều nước và sẽ để lại hậu quả lớn cho sức khỏe người dân cũng như tăng chi phí điều trị so với việc chỉ phải tiêm vắc xin sởi thông thường.

Tại Việt Nam ghi nhận ở Hà Nội và TP.HCM bệnh sởi đang có chiều hướng tăng nhanh. Từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã có 114 ca mắc sởi, trong đó tháng 1 có 64 ca. So với cùng kỳ năm trước, cả thành phố chỉ có 8 ca, như vậy số ca mắc năm nay tăng hơn 14 lần. Theo thống kê, trong số những ca mắc, có tới 89,1% chưa được tiêm vắc xin hoặc tiêm không đủ liều.

Tại TP.HCM Bệnh viện truyền nhiễm TP.HCM và Bệnh viện Nhi đồng thành phố đều ghi nhận các ca mắc sởi. Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1 bệnh sởi chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân chưa tiêm phòng sởi và nhiều bệnh nhân phải thở máy. So với cùng kỳ năm ngoái bệnh tăng đột biến.

Trong khi các bác sĩ truyền nhiễm đang đau đầu vì dịch sởi thì trên mạng xã hội nhiều người chia sẻ về việc không đi tiêm vắc xin cho con vì sợ tai biến do vắc xin. Thậm chí, có bà mẹ còn lên mạng chọn giờ, xem bệnh cho con có phải bệnh sởi không gây nhiều bức xúc cho các y bác sĩ khi con có bệnh không tới bệnh viện mà lên mạng nhờ anh em “thiện lành” gieo quẻ.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết, không chỉ trẻ em, bất cứ ai chưa có miễn dịch, chưa được tiêm phòng, chưa có miễn dịch đều có thể mắc sởi.
Các triệu chứng của sởi là sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 - 40 độ C, sốt liên tục. Người bệnh thường bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan hoặc có đờm), tiêu chảy...